Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 23 : 24 : 06
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,650 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

27,104 VNĐ

26,104 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 7,599 26-04-2024 22:57:09
Mua USDT 7,599 26-04-2024 22:57:09
Mua USDT 7,599 26-04-2024 22:57:09

Arbitrum năm 2022: Non trẻ và và tương lai đầy hứa hẹn

Nhìn lại Arbitrum năm 2022: non trẻ và nhiều dư địa để phát triển trong tương lai

Arbitrum vẫn là một dự án Layer-2 có sức hút lớn và được cộng đồng theo dõi nhiều bởi vì… dự án có khả năng sẽ tung ra chương trình retroactive có giá trị lớn. Vậy, bên cạnh sức hút từ retroactive, Arbitrum có làm tốt nhiệm vụ của Layer-2? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

>> Bitano - Bán Tether (Usdt) Giá Cao

Tổng quan về dự án Arbitrum

Arbitrum là bộ công nghệ được thiết kế để mở rộng Ethereum. Bạn sử dụng chuỗi Arbitrum để làm tất cả những việc làm trên Ethereum như: sử dụng ứng dụng Web3, triển khai hợp đồng thông minh… với mức chi phí rẻ hơn. Sản phẩm hàng đầu là Arbitrum Rollups –giao thức Optimistic Rollups kế thừa sự bảo mật của Ethereum.

Sau khi ra mắt, Arbitrum nhanh chóng trở thành một giải pháp Layer-2 hàng đầu cho Ethereum với nhiều ưu điểm:

Khả năng tương thích với EVM tốt, giúp cho các dự án  trên ETH dịch chuyển sang Arbitrum dễ dàng.

Phí giao dịch thấp hơn so với Ethereum, kể cả khi mà Ethereum đã thành công trong việc ra mắt ETH 2.0 và giảm phí giao dịch đáng kể.

Sau khi mainet vào tháng 8 năm 2021, Arbitrum nhanh chóng gọi được số vốn lên đến 120 triệu đô la từ các quỹ đầu tư lớn như Polychain Capital, Lightspeed Venture Partners, Ribbit Capital, Alameda Research, Redpoint Ventures, Pantera Capital và tỷ phú Mark Cuban, nâng mức định giá dự án lên 1,2 tỷ đô la.

Tình hình hoạt động của dự án Arbitrum

Về dòng tiền

Hiện tại, Arbitrum có tổng giá trị TVL khóa trong giao thức 2,2 tỷ đô la, xếp top 1 trong số các layer-2 của Ethereum. Chú ý, TVL trên Arbitrum gấp 2 lần so với Optimism ở vị trí thứ 2.



Top các Layer-2 tính theo giá trị TVL được khoá – Nguồn: L2beat

Một trong những nguyên nhân cho sự chênh lệch giữa 2 dự án theo mình là vì… retroactive. Sau khi Optimism ra mắt token, dòng tiền DeFi dịch chuyển trở lại Arbitrum để tìm cơ hội tiếp theo.

Bên cạnh lí do trên, hệ sinh thái Arbitrum khá ổn định với thời gian đi vào hoạt động lâu dài, các mảnh ghép và sản phẩm trên Arbitrum cũng đa dạng, giúp Layer-2 nhanh chóng thu hút dòng tiền. Theo số liệu dòng tiền dịch chuyển, Polygon là dự án L2 chiếm thị phần lớn nhất với 47,9%, tiếp theo là Arbitrum với 15,4% và Optimism chiếm khoảng 14%. Có thể thấy dòng tiền vẫn rất ưu ái Arbitrum so với các Layer-2 khác.



Thị phần dòng tiền giữa các chain với Ethereum

Hoạt động của chain



Biểu đồ số lượng transaction trên Arbitrum

Từ sau khi mainet, giao dịch trên Arbitrum có sự tăng trưởng đáng kể. Tính chỉ riêng năm 2022, Arbitrum đạt tốc độ tăng trưởng giao dịch/ngày lên 1459,5% (tính thời điểm lập ATH – 573.713 txns/ngày). Hiện tại, số lượng transaction trên Arbitrum mỗi ngày dao động trung bình khoảng 200.000, tuy có sự sụt giảm nhưng vẫn rất đáng kể.

Có điểm cần lưu ý là mặc dù TVL trên Arbitrum cao gấp 2 lần so với Optimism, tuy vậy, thời điểm này, lượng transaction được thực hiện trên Optimism mỗi ngày lại vượt trội hơn nhiều so với Arbitrum.



Biểu đồ Daily Transaction – Nguồn: optimism.etherscan.io

Có thể thấy số lượng transaction trên Optimism tăng mạnh và đạt trung bình 600.000 txns/ngày, gần gấp 3 lần so với Arbitrum. Dữ liệu cho thấy dòng tiền trên Arbitrum tuy lớn nhưng “bất động”, chỉ được đưa vào hệ sinh thái để thực hiện hoạt động yield farming hoặc cung cấp thanh khoản. Optimism tuy TVL thấp nhưng lại đang là Layer-2 được nhiều sử dụng hơn.

Phân tích về mảnh ghép trên Arbitrum

DeFi




DEX

Hiện tại, các DEX top đầu trên dự án Arbitrum đều là dự án lớn như Uniswap, Sushiswap, Curve hay Balancer, trong đó Uniswap v3 và Sushi là các dự án có TVL cao nhất với 75 triệu đô la, tiếp theo đó là Curve với hơn 64 triệu đô la.

Trong khi đó, các dự án DE




X của Arbitrum hoạt động kém hiệu quả. SwapFish –dự án được fork từ Uniswap là sàn DEX có TVL cao nhất với 25,8 triệu đô la, bằng 1/3 so với các dự án lớn di chuyển từ Ethereum sang.

Thực tế, điều này không quá khó hiểu. Các DEX top đầu như Uniswap, SushiSwap hay Curve có sẵn lợi thế thanh khoản dồi dào và một lượng người dùng đông, vì vậy, khi triển khai lên Arbitrum, tận dụng chi phí giao dịch rẻ, các dự án này dễ dàng vượt các native dex.

Thời gian tới, các native dex trên Arbitrum muốn tạo ra bước nhảy cần có thêm nhiều thay đổi, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội retroactive thì theo dõi và trải nghiệm sản phẩm Shell Protocol. Đây cũng là dex có dòng tiền vào tốt và vẫn chưa ra mắt token.




Lending

Radiant là dự án có TVL cao nhất trong lending trên Arbitrum. Dự án hoạt động theo mô hình tương tự AAVE, có thể deposit loại tài sản crypto để thế chấp, vay ra những loại tài sản khác.



Một số tài sản được sử dụng nhiều trên Radiant và APY – Nguồn: Radiant

Hiện tại, tổng tài sản được deposit là 96,53 triệu đô la, Radiant đang cho vay 68,56 triệu đô la, hiệu suất sử dụng vốn của giao thức lên 71%. Đây là hiệu suất sử dụng vốn cao, thậm chí là tốt hơn các giao thức lending hàng đầu.

Bên cạnh Radiant, Arbitrum còn dự 




án lending khác là Vesta Finance. Vesta Finance là sản phẩm được folk từ Liquity. Vesta Finance cho phép người dùng deposit các tài sản crypto và mint ra stablecoin là VST. 



Tình hình thế chấp và mint trên Vesta

Nhìn chung, với gần 10 triệu VST được mint, Vesta Finance còn nhiều điều cần làm để khẳng định. Nếu tận dụng tốt thời gian này để mở rộng thị trường, Vesta Finance có thể trở thành MakerDAO của Arbitrum.

Liquidity Management

Các dự án trong mảng này chủ yếu tập trung vào việc quản lý và tối ưu hóa cho người dùng. Thực tế, mặc dù xuất hiện từ lâu, mảng sản phẩm này vẫn ít sự bùng nổ. Nếu người dùng quan tâm có thể trải nghiệm các dự án mới và chưa có token, cụ thể là DefiEdge.

Phái sinh




Xuất phát từ lợi thế chi phí rẻ và tốc độ xử lý nhanh, phái sinh là mảng phát triển tương đối tốt trên Arbitrum. Khá nhiều dự án triển khai và thành công, trong đó phải kể đến là GMX, đang có TVL top 1 trên Arbitrum.

Một số dự án trong mảng phái sinh trên Arbitrum

GMX là dự án sàn giao dịch spot và perpetual phi tập trung. Từ nền tảng phát triển là Arbitrum, GMX đã thu hút được nhiều người dùng, tiếp tục mở rộng sang Avalanche.




Ngoài GMX, FutureSwap hay handle.fi cũng mở rộng thị trường sang Arbitrum. Tuy vậy thanh khoản lẫn volume giao dịch của dự án này còn thấp.

Bridge

Với các hệ sinh thái như Arbitrum, việc xây dựng và phát triển các bridge là điều tối quan trọng vì đây là phương tiện giúp trung chuyển tài sản giữa Ethereum, các hệ sinh thái cũ đến Arbitrum.



Rất nhiều cầu nối hỗ trợ cho Arbitrum

Bản thân dự án đã xây dựng thành công Arbitrum Bridge, giúp luân chuyển tài sản giữa Arbitrum One và Ethereum. Bên cạnh đó, Arbitrum cũng được nhiều sản phẩm khác hỗ trợ như Across, Biconomy, Orbiter Finance, Synapse, Hop Protocol… Có thể nói, việc phát triển hệ sinh thái có khả năng tương tác cao giúp Arbitrum thu hút tốt dòng tiền.






So sánh hoạt động các bridge Layer-2 – Nguồn: Dune

Nếu đi sâu vào tình hình hoạt động của native bridge trên các Layer-2, có thể rút ra các nhận xét sau:

Bridge của Arbitrum và zkSync vẫn đang có tổng số users nhiều nhất, nguyên nhân đến từ việc 2 dự án này đều còn cơ hội retroactive, cộng đồng khá fomo, cheat để không bỏ lỡ cơ hội.






Arbitrum Bridge vẫn đang là cầu nối luân chuyển nhiều nhất, với tổng giá trị đạt hơn 2 triệu ETH

Số lượng ví chuyển tiền vào Arbitrum nhỉnh hơn zkSync và StarkNet. Optimism là layer-2 thu hút dòng tiền tốt nhất với số lượng ví deposit gấp 10 lần các layer-2 còn lại.

Trong 7 ngày qua, dòng tiền luân chuyển qua Arbitrum đã tụt lại, dù vẫn lớn hơn zkSync hay Starknet nhưng bị Optimism vượt lên rất xa.

NFT

Đây là mảng mà Arbitrum đang còn nhiều hạn chế. Hệ sinh thái này chưa phát triển được NFT Marketplace tốt để thu hút các nhà sáng tạo và các bộ sưu tập lớn. Hiện tại chỉ có Trove đang là một native NFT Marketplace đáng chú ý trên Arbitrum đi vào hoạt động. 

Các bộ sưu tập trên Arbitrum cũng không có gì nổi bật, giá khá thấp và không nhìn thấy được sự fomo đối với các sản phẩm này.

>> Xem thêm: Cơn sốt NFT kéo theo sự bùng nổ ở Chiliz (CHZ) và Flow

Stablecoin



Tổng quan stablecoin trên Arbitrum – Nguồn: DeFiLlama

Hiện tại, tổng vốn hoá stablecoin trên Arbitrum vào khoảng gần 950 triệu đô la, chiếm thị phần lớn nhất là USDC (67%), USDT (19,4%) và DAI (6,3%).

Quan sát chart dòng tiền của stablecoin, dễ thấy đầu năm 2022, stablecoin được đổ nhiều vào Arbitrum, bắt đầu cân bằng hơn vào giữa năm 2022 và hiện tại đang bị rút ra khỏi Arbitrum. Nếu quan sát lại nhận xét khi phân tích sâu vào các bridges, có thể thấy dòng tiền đang bị rút ra khỏi Arbitrum.

GameFi

Mặc dù mainnet Arbitrum Nova với định hướng phát triển GameFi và Social, tuy vậy, có vẻ như Arbitrum cần thêm thời gian khi mảnh ghép này chưa có dự án nào được xây dựng và phát triển.

Một số cập nhật - sự kiện quan trọng

Mặc dù năm 2022 ảm đạm, tuy vậy, đội ngũ Arbitrum vẫn duy trì việc xây dựng hệ sinh thái với cập nhật đáng chú ý:

Tháng 6 năm 2022, Arbitrum được chính phủ Na Uy sử dụng với mục đích xây dựng sản phẩm tài chính. Đây được xem là tin tức thể hiện sự mass-adoption của Arbitrum.

Tháng 7 năm 2022, Arbitrum ra mắt mainnet Nova. Đây là giải pháp Layer-2 được phát triển trên AnyTrust với nhiều cải tiến đáng. Như vậy, Arbitrum có 2 chain vận hành, Arbitrum One giúp phục vụ cho các dự án Defi và NFT, Arbitrum one hướng đến GameFi và các ứng dụng SocialFi.

Ngày 31 tháng 8 năm 2022, Arbitrum triển khai thành công Nitro, giúp tăng thông lượng giao dịch, giảm phí và đơn giản hoá quá trình giao tiếp giữa Arbitrum và Ethereum.

Bên cạnh tin tức tích cực, năm 2022, Arbitrum cũng phải trải qua sự kiện tiêu cực:

Đầu tiên, vào cuối tháng 6 năm 2022, Arbitrum phải tạm ngưng chương trình Odyssey. Odyssey là chương trình khuyến khích sử dụng các sản phẩm trong hệ sinh thái Arbitrum. Tuy nhiên, vì đội ngũ airdrop quá đông, mạng lưới Arbitrum gần như quá tải và phí giao dịch vượt cả Ethereum.

Tháng 12 vừa qua, tài khoản Twitter lên tiếng lo ngại về lỗ hổng bảo mật liên quan đến cầu nối Arbitrum và Ethereum. Mặc dù lỗ hổng chỉ là giả thuyết và CTO của dự án, Ông Harry Kalodner đăng tải phản hồi để trấn an cộng đồng, điều này dấy lên những lo ngại cho người dùng. Không lâu sau đó, Lodestar Finance –dự án lending trên Arbitrum bị tấn công và phải chịu thiệt hại khoảng 6,5 triệu đô la.

Arbitrum đang là Layer-2 thu hút được dòng tiền top 1 thị trường. Tuy nhiên, cuối năm 2022, cùng với việc chưa có tin tức về chương trình retroactive, lượng lớn dòng tiền rút ra khỏi hệ sinh thái. Đây là điều mà dự án cần lưu ý.

Số lượng transaction trên Arbitrum vẫn cao nhưng bị Optimism vượt qua. Arbitrum cần tạo thêm nhiều sản phẩm và liên kết với nhau để kích thích người dùng sử dụng và giữ chân người dùng.

Mảng phái sinh là điểm sáng của Arbitrum, trong khi đó các dự án mảng DeFi chưa thể hiện được gì nhiều.

Mặc dù là Layer-2 được tạo ra để giải quyết vấn đề tắc nghẽn và chi phí đắt của Ethereum, bản thân Arbitrum có lúc bị quá tải và gặp các vấn đề. Đây là điều mà dự án cần khắc phục.

Như vậy, Arbitrum vẫn là hệ sinh thái chưa hoàn thiện triệt để. Hệ sinh thái có đủ các mảnh ghép cơ bản, nhưng chỉ là các bản folk, chưa được đầu tư để phát triển sản phẩm và người dùng. Bên cạnh đó, Arbitrum vẫn chưa có token riêng. Vì vậy, hệ sinh thái Arbitrum vẫn non trẻ và có nhiều dư địa phát triển. Đây sẽ là một dự án người dùng nên để ý trong 2023 nếu quan tâm đến mảng Layer-2.

>> Xem nội dung tương tự tại: Kiến Thức Tiền Ảo