Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 00 : 52 : 02
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,700 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

26,960 VNĐ

25,960 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 6,868 25-11-2024 23:22:15
Mua USDT 7,699 25-11-2024 23:22:15
Mua USDT 7,699 25-11-2024 23:22:15

Blockchain dành riêng cho DeFi - Sei Network, có gì đặc biệt?

Sei Network là blockchain Layer-1 được tạo ra để dành riêng cho DeFi với hy vọng trở thành nền tảng cơ sở cho hệ thống tài chính trong tương lai.

Tổng quan về blockchain Sei Network

Sei Labs - đội ngũ phía sau Sei Network, được thành lập bởi Jeff F., từng giữ vị trí ngân hàng đầu tư mảng công nghệ, truyền thông và viễn thông tại Jayendra Jog và Goldman Sachs, cựu kỹ sư phần mềm tại Robinhood. Theo dữ liệu từ Crunchbase, Sei Labs hoàn thành vòng gọi vốn trị giá 5 triệu đô la hồi tháng 8 năm nay, ngay giữa thời điểm thị trường không khả quan, với sự tham gia của nhiều ông lớn như Delphi Digital, Coinbase Ventures hay Multicoin Capital.

Đến cuối tháng 9, Sei đã tung ra gói hỗ trợ phát triển hệ sinh thái trị giá 50 triệu đô la để thu hút các dự án DeFi đến xây dựng và phát triển trên blockchain này.

Công nghệ Sei Network có gì đặc biệt?

Block propagation

Trước đây, khi block proposer muốn đề xuất block đến cho các validators khác biểu quyết và cả mạng lưới sẽ có cơ sở đồng thuận chung, họ phải đi qua những bước sau:

1.Block proposer và validators đều nhìn thấy được các giao dịch được gửi lên mạng lưới trong mempool của riêng họ (mempool, là nơi chứa những giao dịch “pending”, được chờ để xử lý); tuy nhiên danh sách các giao dịch sẽ hơi khác nhau chút do tốc độ giao dịch được cập nhật vào mempool trong mỗi validator sẽ có sự chênh lệch (topology, là khoảng cách xa gần giữa các thiết bị ảnh hưởng đến tốc độ mà thông tin được truyền đi).

  1. Tiếp đến, validator A tổng hợp các giao dịch từ mempool thành một block hoàn chỉnh.

  1. Sau đó, theo cách vận hành truyền thống của Tendermint, validator A sẽ gửi lần lượt block proposal –tin nhắn bao gồm block ID (hàm băm của block) và các giao dịch trong block đó thành từng phần riêng lẻ (chunks) sang validator B; có nghĩa là validator B phải chờ toàn bộ những tin nhắn này, bao gồm block proposal và từng nhóm giao dịch, gửi tới để tái tạo lại block hoàn chỉnh rồi biểu quyết chấp thuận, trong khi luôn có thể nhìn thấy những giao dịch trong chính mempool của mình!

  1. Giải pháp mà Sei đưa ra là, thay vì gửi từng phần giao dịch như trên, validator A sẽ gửi tin nhắn bao gồm block ID và các hàm băm của các giao dịch cần được đồng thuận sang cho validator B rồi từ hàm băm này, validator B dễ dàng tái tạo lại block hoàn chỉnh.

  1. Trong trường hợp validator B đối chiếu và chưa nhận được tất cả các giao dịch mà validator A gửi sang, B vẫn chờ cho tới khi nhận được tất cả các chunks gồm toàn bộ các giao dịch của block đó như phương pháp truyền thống đã nói trên.

Nhờ vào phương pháp giao tiếp mới này, thông lượng (throughput) trên Sei Network được cải thiện tới 40% so với việc áp dụng phương pháp truyền thống của Tendermint Core!



Block processing

Các bước thực hiện trong cơ chế đồng thuận của Tendermint:

  1. Propose: block được đề xuất ra để các validators biểu quyết.

  2. Prevote: các validators đánh giá tính hợp lệ của block rồi gửi một tin nhắn cho biết đánh giá của mình lên mạng lưới.

  3. Precommit: Sau khoảng thời gian nhất định, nếu có trên 2/3 số tin nhắn prevote bày tỏ sự đồng thuận với nguồn dữ liệu trong block, các validators lại gửi tin nhắn chấp thuận hoặc không chấp thuận lên mạng lưới, nếu vẫn có trên 2/3 số tin nhắn precommit bày tỏ sự đồng thuận, block này mới được xử lý và commit (mới được thêm vào blockchain).

Lưu ý: Phải có 2 bước prevote và precommit dù cơ chế tương tự nhau để đảm bảo tính an ninh cho hệ thống, nếu chỉ có 1 bước precommit thì các validators xấu vẫn gian lận một cách thành công.



Jae Kwon - “Tendermint: Consensus without Mining”

Như vậy, cơ chế đồng thuận của Tendermint, để block được thêm vào blockchain, sẽ mất khoảng 1 giây.



Jayendra Jog

Theo Jayendra Jog - đồng sáng lập của Sei Network, quá trình này được rút ngắn hơn nếu chúng ta ngầm giả định tính hợp lệ của block và xử lý nó song song với khoảng thời gian các validators trao đổi tin nhắn prevote và precommit nói trên. Nếu block được xác nhận là hợp lệ, nó được thêm vào blockchain và ngược lại, nếu như không hợp lệ, block này sẽ bị bỏ qua.

Lưu ý: Tại height (là vị trí của block trong blockchain) nhất định, sẽ chỉ có block đầu tiên được đề xuất xử lý theo phương pháp optimistic processing (bởi sẽ có nhiều block được đề xuất đối với mỗi block height) để phòng tránh việc quá tải các validators khi phải thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc.



Jayendra Jog

Sau khi tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm, đội ngũ Sei Network cho biết kết quả thu được khả quan khi thông lượng tăng thêm 33%.

Tổng kết lại, với cơ chế đồng thuận Twin Turbo, mạng lưới của Sei Network được khẳng định là hoàn toàn xử lý 22,000 lệnh/giây với tốc độ xử lý block được giảm còn 450ms (nhưng con số này đã tăng lên khoảng 600ms), chỉ còn khoảng một nửa so với cơ chế đồng thuận cũ của Tendermint.

Tổng hợp lệnh và xử lý các giao dịch song song

Một điểm cải tiến nữa của Sei Network chính là việc xử lý các giao dịch không liên quan với nhau, không sử dụng cùng nguồn tài nguyên riêng biệt & độc lập thay vì xử lý tất cả các giao dịch, dù liên quan tới nhau hay không, đều thực hiện một cách tuần tự. Bên cạnh đó, Sei Network được thiết kế để xử lý các giao dịch thuộc những markets khác nhau theo cách song song với nhau, giúp tiết kiệm thời gian, từ đó sẽ giảm thiểu các rủi ro cho các nhà tạo lập thị trường (market makers).



So sánh thời gian xử lý giao dịch khi các giao dịch được xử lý tuần tự và song song với nhau

Nếu các lệnh trong block thuộc về cùng thị trường, chúng sẽ được tổng hợp lại để được xử lý cùng lúc. Sei Network cũng cho phép các traders tổng hợp nhiều lệnh độc lập vào cùng giao dịch rồi thực hiện chúng với mục đích để tiết kiệm phí gas.

Bên cạnh việc giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng, việc rút ngắn thời gian thông qua phương pháp tổng hợp và xử lý giao dịch song song còn giúp ngăn ngừa tình trạng front-running, đảm bảo được tính minh bạch và công bằng cho cá nhân tham gia vào thị trường.

Một vài con số đáng chú ý

Theo chia sẻ của Trưởng bộ phận phát triển Hệ sinh thái - Dan Edlebeck, ở Sei Network hồi cuối tháng 9 năm nay, sau 2 tháng chạy testnet, Sei đã có hơn 25.000 người dùng, trên 50 đội ngũ xây dựng dự án trên blockchain với tổng cộng hơn 200,000 giao dịch được tạo ra.



Medellín (Colombia) - Cosmoverse 2022

Tới thời điểm hiện tại, theo cập nhật chính thức trên website của dự án, số lượng người dùng testnet đã trên 30,000, số lượng dự án được xây dựng rơi vào khoảng 70 với tổng số lượng giao dịch trên 500,000, đã gấp khoảng 2,5 lần so với 1 tháng trước đó.

Các dự án đã được xây dựng trên Sei Network

Một vài dự án đang được xây dựng trên Sei Network bao gồm:

Axelar: dự án về cầu nối xuyên các chuỗi

UXD: Dự án về stablecoin, được xây dựng trên Solana

Nitro Labs: Dự án Layer-2 của Solana, có vai trò cầu nối giữa hệ sinh thái Cosmos và Solana

Pharaoh: Dự án về tài sản tổng hợp được xây dựng trực tiếp trên Sei (synthetic assets)

Vortex: Dự án DeFi về hợp đồng vĩnh cửu được xây dựng trên Sei

Mới đây, Sei Network cũng tuyên bố airdrop 1% tổng cung token cho người dùng testnet và những thành viên đã ủng hộ dự án từ lúc bắt đầu. Thông tin chi tiết về snapshot vẫn chưa được các nhà phát triển công bố chính thức.