* LƯU Ý : Bán tối đa 7,700 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
27,014 VNĐ |
26,014 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 6,868 | 25-11-2024 23:22:15 |
Mua | USDT | 7,699 | 25-11-2024 23:22:15 |
Mua | USDT | 7,699 | 25-11-2024 23:22:15 |
Blockchain Explorer là gì? Top các Blockchain Explorer hàng đầu hiện nay
Blockchain Explorer là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực crypto. Vậy Blockchain Explorer là gì? Hôm nay, hãy cùng Bitano.net tìm hiểu về công cụ này nhé!
Trình khám phá Blockchain Explorer là gì?
Block Explorer (trình khám phá blockchain) là công cụ cho phép người dùng tìm kiếm thông tin về blockchain như block, transaction hoặc thông tin về địa chỉ ví cụ thể. Mỗi blockchain sử dụng trình khám phá khác khác nhau nên người dùng sẽ không thể sử dụng trình khám phá duy nhất để truy xuất thông tin cho tất cả mạng blockchain.
Khi thực hiện giao dịch trên blockchain, trình khám phá khối là công cụ quan trọng. Đối với địa chỉ ví, người dùng tìm thấy thông tin liên quan đến tất cả các giao dịch đến và đi. Đối với các giao dịch, các chi tiết như tên người gửi, tên người nhận, tổng số tiền và các khoản phí phải trả cho giao dịch được hiển thị. Tóm lại, trình khám phá khối giống như công cụ tìm kiếm được sử dụng để kiểm tra số dư và xem chi tiết của từng giao dịch blockchain.
Lịch sử phát triển trình khám phá block explorer
Blockchain là công nghệ lưu trữ và tổ chức dữ liệu có cấu trúc, trình bày dữ liệu ở định dạng được lập chỉ mục. Do đó, cần có công cụ đảm bảo khả năng tiếp cận và đọc tốt hơn các thông tin được biên dịch trên blockchain. Trước khi block explorer xuất hiện, dữ liệu được lưu trữ được khám phá thông qua các dòng lệnh, mà chỉ những người có chuyên môn mới sử dụng được.
Chúng ta có thể tìm hiểu quá trình phát triển của công cụ này khi qua lại ngày đầu tiên của thị trường tiền mã hoá. Trình khám phá đầu tiên, được gọi là “Block Explorer”, được tạo ra năm 2010 khi lần đầu tiên Bitcoin được giới thiệu. Đây là công cụ đơn giản cho phép người dùng xem các giao dịch đang diễn ra trên mạng Bitcoin. Blockchain Explorer trở thành giải pháp lý tưởng để người dùng xem sự dịch chuyển của Bitcoin giữa các địa chỉ ví khác nhau. Ngoài ra, nó còn cung cấp thông tin về từng giao dịch, chẳng hạn như số lượng Bitcoin được chuyển và các khoản phí giao dịch.
Như đã biết, mức độ phổ biến của Bitcoin vẫn tiếp tục tăng lên và nhu cầu về các nhà block explorer cũng vậy. Ngày càng có nhiều trình khám phá được phát triển cho mạng blockchain, bao gồm Ethereum và nhiều mạng khác. Mỗi trình khám phá cung cấp tính năng và khả năng khác nhau. Một số tính năng nâng cao được thêm, chẳng hạn như khả năng xem mã của hợp đồng thông minh. Trong khi những trình khám phá khác tập trung vào việc cung cấp giao diện thân thiện với người dùng và các công cụ dễ sử dụng.
>> Xem thêm các kiến thức hữu ích về tiền điện tử tại Danh mục: Kiến Thức Tiền Ảo
Cách hoạt động của Block Explorer?
Các trình khám phá blockchain được xem như bộ bách khoa toàn thư về blockchain gồm tất cả các chi tiết về giao dịch và block trên blockchain. Nhưng các trình khám phá hoạt động như thế nào?
Mô hình hoạt động trình khám phá Blockchain Explorer
Những trình khám phá hoạt động bằng cách kết nối với node của mạng cụ thể để tải xuống và lưu trữ bản sao của toàn bộ blockchain. Khi điều này xảy ra, các trình khám phá được sử dụng để tìm kiếm và hiển thị thông tin về các giao dịch và block cụ thể. Ví dụ: người dùng nhập địa chỉ của ví cụ thể vào trường tìm kiếm của trình khám phá blockchain và trình khám phá hiển thị tất cả các giao dịch được liên kết với ví đó.
Cụ thể, mỗi node chịu trách nhiệm thu thập thông tin về các giao dịch mới nhất và các block được khai thác. Thông tin thu thập này được gửi đến cơ sở dữ liệu, nơi nó được sắp xếp trong các bảng tìm kiếm được.
Công dụng của trình khám phá Blockchain Explorer
Trình khám phá blockchain cho phép người dùng có thể xem hoạt động blockchain. Người dùng sử dụng Block Explorer để theo dõi trạng thái của giao dịch đang chờ xử lý (về mặt kỹ thuật gọi là khám phá trạng thái Mempool, vì giao dịch chưa được ghi vào block và được thêm vào blockchain) hoặc để xem số dư của ví mà không cần phải đăng nhập vào ví tiền mã hoá.
Ngoài ra, trình khám phá cũng có thể được sử dụng để:
Kiểm tra lịch sử của địa chỉ ví, bao gồm tất cả các giao dịch được gửi đến và đi.
Khám phá giao dịch lớn nhất được gửi trong 24 giờ qua.
Xem thông tin khác về blockchain, chẳng hạn như phí giao dịch trung bình, hashrate, độ khó và các dữ liệu khác.
Ngoài ra, còn có các trường hợp sử dụng nâng cao hơn, như là để theo dõi hoạt động tội phạm hoặc sử dụng cho mục đích phân tích on-chain để đưa ra các quyết định đầu tư tối ưu.
Hướng dẫn sử dụng Blockchain Explorer
Khi người dùng truy cập trang website của Block Explorer, người dùng sẽ thấy thanh tìm kiếm chính cho phép người dùng truy xuất các loại thông tin, thường là địa chỉ ví, hashrate và số block, dù điều này thay đổi tùy theo trình khám phá và blockchain. Tương tự, trang chủ của các trình Block Explorer thường hiển thị dữ liệu về các block và giao dịch mới nhất.
Để xem dữ liệu liên quan đến giao dịch cụ thể, hãy nhập transaction hash hoặc ID của giao dịch — dữ liệu này được cung cấp cho người dùng bởi các ứng dụng ví khi thực hiện giao dịch. Trình khám phá sẽ cho biết giao dịch được xác nhận hay vẫn đang được xử lý.
Ai có thể sử dụng Blockchain Explorer?
Nhìn chung, tất cả những người tham gia thị trường Crypto đều sử dụng được Explorer với những mục đích khác nhau. Về cơ bản, có 3 đối tượng chính sử dụng Blockchain Explorer gồm:
Trader: Để chắc chắn về trạng thái giao dịch hay thông tin về ví, trader sử dụng công cụ này để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho tài sản của mình.
Miner (thợ đào): Đối với Miner, Blockchain Explorer là công cụ hữu ích để nắm được các thông tin liên quan đến Block, quá trình tạo Block hoặc phần thưởng khối.
Người dùng: Đối với những người sử dụng Crypto nói chung, Explorer mang lại những công cụ hiệu quả để tra cứu về nguồn cung, giao dịch, block, token, …
Một số sai lầm khi sử dụng Blockchain Explorer
Về cơ bản, Blockchain Explorer là trang web khá dễ sử dụng. Tuy nhiên, có không ít người có hiểu lầm khi sử dụng công cụ này, dẫn đến việc không tận dụng được hết tính năng mà nó đem lại. Một số trường hợp phổ biến có thể được kể đến như:
Blockchain Explorer chỉ được sử dụng ở trường hợp kiểm tra số dư ví
Với một số người dùng, Blockchain Explorer chỉ sử dụng để kiểm tra số dư ví. Trong khi đó, như đã đề cập, người dùng có thể sử dụng Blockchain Explorer với nhiều mục đích khác nhau. Đối với những thông tin liên quan đến giao dịch, người dùng không chỉ kiểm tra được số dư ví mà còn nắm được các thông tin khác liên quan đến địa chỉ ví hay trạng thái giao dịch.
Không nắm bắt toàn bộ chức năng của Blockchain Explorer
Blockchain Explorer là công cụ có khả năng cung cấp cho người dùng thông tin vô cùng chi tiết về blockchain, về đồng coin trên blockchain đó, Transacions, … Trong đó, mỗi tính năng được thiết lập đều có lý do trong việc giúp người dùng nắm được hoạt động của hệ thống cùng sự minh bạch của Blockchain.
Nếu không tận dụng được hết các tính năng hay của Blockchain Explorer, người dùng sẽ rất khó quan sát được bức tranh bao quát về đồng coin trong Blockchain đó, quá trình hoạt động hay Network Stats, …
Thiếu kiến thức về vấn đề đảo ngược giao dịch
Đảo ngược giao dịch được hiểu là tình trạng số tiền giao dịch bị back trở lại ví người gửi dẫn đến tiền của người nhận bốc hơi dù kiểm tra thì thấy số dư đã về ví. Đây là chuyện hay xảy ra với các giao dịch OTC (giao dịch trực tiếp không qua sàn giao dịch), lúc người mua bank tiền mặt cho người bán, người bán tiến hành chuyển số BTC thỏa thuận cho họ. Nhưng thực tế là nếu thời gian quá ngắn + số block đè lên chưa đủ nhiều, họ có thể dùng lệnh khác đè lên để đảo ngược lại giao dịch đã xảy ra trước đó. Ví dụ, người dùng kiểm tra thì thấy nhận được 50BTC, nhưng sau đó số tiền này lại bị chuyển ngược về ví đã gửi tiền trong vài phút cho người dùng.
Để chắc chắn tình trạng này không xảy ra, người dùng nên chờ ít nhất 4 Block tiếp theo được tạo ra, việc đảo ngược là hoàn toàn không thể. Đối với Bitcoin, thời gian chờ là khoảng 40 phút, do mỗi Block cần trung bình 10 phút để thêm. Đối với những Blockchain có thời gian tạo Block ngắn hơn, người dùng có thể chỉ cần chờ trong vài phút. Tuy nhiên, để chắc chắn được đã có bao nhiêu Block được tạo ra sau giao dịch, người dùng có thể check trên Blockchain Explorer để có được thông tin chính xác.
Nói ngắn gọn, sau khi hoàn tất giao dịch, người dùng nên có thao tác là check các Block trên Blockchain Explorer để chắc chắn đã có ít nhất 4 block mới được tạo sau giao dịch của mình. Khi đó, số tiền mà người dùng nhận được mới thực sự an toàn.
Cách Blockchain Explorer đang phổ biến hiện nay
Bitcoin: Blockchain.com
Blockchain.com là trình khám phá đầu tiên dành cho mạng Bitcoin.
Ethereum: Etherscan
Etherscan là trình khám phá blockchain cho Ethereum. Nó cho phép người dùng tìm kiếm dễ dàng và duyệt các giao dịch và khối. Nó cũng cung cấp thông tin về giao dịch và khối, như hàm băm và dấu thời gian. Giao diện của Etherscan phổ biến và quen thuộc đến mức được sử dụng lại cho các block explorer của nhiều blockchain khác.
BNB Chain: BscScan
BscScan là trình khám phá blockchain cho BNB chain, được xây dựng bởi team phát triển Etherscan. Bên cạnh việc theo dõi các giao dịch, xác minh hợp đồng và các tính năng khác, BscScan còn là Block Explorer hàng trên BSC.
Ngoài các trình khám phá trên, còn có một số trình khám phá khối cho các blockchain layer 1 khác như:
Fantom: FtmScan
Solana: Solscan
Avalanche: AvaScan
Near: Near Explorer
Arbitrum: ArbiScan
Optimism: Optimism Explorer
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn người dùng đã nắm được Blockchain Explorer là gì cũng như những tính năng của Blockchain Explorer và các sai lầm phổ biến khi sử dụng nền tảng này. Dựa vào đó, hy vọng người dùng có thể sử dụng nền tảng hiệu quả hơn, đảm bảo được an toàn cho tài sản và giao dịch của mình cũng như nắm bắt được các thông tin có liên quan đến Blockchain.