* LƯU Ý : Bán tối đa 7,700 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
26,918 VNĐ |
25,918 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 7,699 | 21-11-2024 23:03:41 |
Mua | USDT | 7,699 | 21-11-2024 23:03:41 |
Mua | USDT | 7,700 | 21-11-2024 23:03:41 |
BlockChain là gì? Nguyên tắc hoạt động của Blockchain
Bước chân vào thị trường tiền ảo nhiều người đã gặp phải không ít các thuật ngữ “hack não” khiến các trader tập sự vướng vào những rào cản nhất định trên bước đường nghiên cứu và đầu tư tiền ảo.
Một trong những thuật ngữ hại não đó là “Blockchain” – chủ đề chưa bao giờ hết hot với tỷ lệ tìm kiếm hàng đầu về chủ đề liên quan đến thị trường tiền điện tử tại Việt Nam, lên đến hàng triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày.
Trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm Blockchain để có lời giải đáp thật kỹ về thuật ngữ này!
Blockchain Là Gì
Sự ra đời của Blockchain mở ra một thời đại mới cho các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, điện tử viễn thông, kế toán kiểm toán… Blockchain được hiểu một cách đơn giản là công nghệ chuỗi – khối được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu. Nó được ví như một cuốn số kế toán ghi chép cộng đồng vô cùng cẩn thận với tất cả các thông tin lưu trữ một cách minh bạch và truyền tải trọn vẹn nguồn thông tin sẵn có đó mà không có lỗ hổng cho gian lận.
Blockchain chính là một loại hình thức công nghệ mới với nhiều cải tiến lớn hỗ trợ hoàn thiện nhiều khía cạnh còn thiếu sót trong việc trao đổi và lưu trữ thông tin. Chính bởi vậy từ khi ra mắt với tư cách là giải pháp cho công nghệ nói chung, Blockchain đã được áp dụng vào sử dụng phổ biến và rộng rãi trong đa lĩnh vực từ y tế, giáo dục cho đến công – nông nghiệp,…
Ngoài ra dưới góc nhìn của một chuyên gia về Blockchain, đây cũng chính là một dạng database phi tập trung (phân tán) mà các dữ liệu sẵn có được lưu trự hoàn toàn dưới dạng các blocks.
Phần thân của các block sẽ chứa các cơ sở dữ liệu transaction (khá giống với state machine) và chúng được kết nối với nhau qua hình thức liên kết đường truyền theo dạng đã được mã hóa lập trình – SHA256.
Ngoài ra nếu hiểu đơn giản hóa về Blockchain theo cách giải nghĩa thoát khỏi tính chuyên môn hóa của nhiều chuyên gia thì Blockchain chính xác là một dạng history mà mỗi người từng gặp trong Git. Trong đó các block chính là commit, nên người dùng hoàn toàn có thể xem lại được các commit trước đây một cách dễ dàng, đồng thời quản lý được những ai đã từng “ghé thăm” source code của mình.
Đối với thị trường tiền ảo, Blockchain chính là cuốn sổ ghi lại chi tiết các cơ sở dữ liệu trong chính mạng đó và với những thông số kỹ thuật không thể sao y copy lại, công nghệ Blockchain nhìn chung đã vô hình trở thành xương sống các loại hình Internet hiện nay cũng như giúp ích cho các thợ đào được giám sát mọi sự minh bạch trong các trình duyệt của mình.
Cách Blockchain Hoạt Động
Dưới đây là blockchain vận hành theo các khối thông tin cần đạt đủ 4 yếu tố dưới đây:
– Phải có phát sinh giao dịch: để một block hoạt động cần phải diễn ra hoạt động mua bán hoặc trao đổi. Nói dễ hiểu như bạn thực hiện đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon
– Giao dịch tiến hành phải được xác minh: các thông tin xác minh như người tham gia giao dịch, thông tin địa điểm, số tiền giao dịch,… sẽ được ghi nhớ lại. Giả sử khi bạn mua hàng và quay trở lại đơn hàng lịch sử của mình để xem các món đồ mình đã đặt với giá tiền bao nhiêu, đó là ví dụ tương ứng cho cách vận hành này
– Giao dịch được lưu trữ hoàn toàn trong block: như ở trên đã nói khi bạn quay lại xem đơn hàng của mình sẽ được xem lại hoàn toàn về các thông tin giao dịch thanh toán của mình trong đó
– Block đều nhận được hash (hàm tính chuyển đổi các giá trị này sang giá trị khác): chỉ khi nhận được hàm tính hash này thì mỗi một block mới được thêm vào blockchain
Và đó là cách hoạt động và vận hành của blockchain – vô cùng thông minh, thay thế cho hợp đồng truyền thống thông thường và mở ra tương lai về sự phổ biến của loại hợp đồng thông minh.
Trên hết blockchain cũng là nền tảng công nghệ không có sự can thiệp của các bên thứ 3, chỉ tồn tại công nghệ phần mềm và người sử dụng nên có thể xoá bỏ đi lo lắng về vấn đề niềm tin.
Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Blockchain
Ưu Điểm
– Mức độ bảo mật cao, hoàn toàn loại bỏ các vấn đề về để lộ thông tin
– Kiểm soát bởi một hệ thống duy nhất nhờ nền tảng phi tập trung hay còn gọi là – cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng
Nhược Điểm Tồn Đọng
– Đối tượng tấn công mạng: mặc dù có “hành lang” bảo mật tuyệt đối và cơ chế đồng thuận. Tuy nhiên Blockchain cùng các nền tảng ứng dụng đi kèm chiếm đến 50% các cuộc tấn công mạng quy mô
– Chỉnh sửa dữ liệu khó khăn: Blockchain nổi tiếng với khối công nghệ ổn định và tuyệt đối nhưng đó lại là điểm bất lợi trong mỗi một lần tiến hành sửa đổi thông tin cần thiết nên tốn không ít thời gian để xử lý
– Private Key khá bất tiện: đây là một trong những lưu ý “sống còn” của người sử dụng trong hệ thống công nghệ của Blockchain. Bởi từ đầu người dùng sẽ được cung cấp 2 loại khoá: khoá chung và khoá riêng, trong đó khoá riêng sẽ được dùng để mở mục lưu trữ tiền. Trong trường hợp bạn không thể nhớ mật khẩu khoá riêng của mình, hãy xác định rằng: bạn đã mất luôn số tiền lưu trữ đó!
Nhìn chung có thể nhận ra rằng, Blockchain trong 10 trở lại đây dần trở thành một xu thế được đánh giá cao và không thể phủ nhận rằng trong tương lai khối công nghệ này sẽ tiếp tục có nhiều bước tiến hơn nữa.