Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 22 : 04 : 02
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,680 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

26,988 VNĐ

25,988 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 4,369 23-11-2024 21:54:00
Mua USDT 4,562 23-11-2024 21:54:00
Mua USDT 5,973 23-11-2024 21:54:00

Bollinger band (BB) là gì? Cách sử dụng dải Bollinger band

Nếu bạn đang muốn phát triển kỹ năng giao dịch để trở thành một trong những nhà đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, việc phân tích kỹ thuật là điều quan trọng không thể thiếu nếu bạn muốn đi xa trong thị trường tài chính tiền điện tử này.

 

 

Trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung phân tích kỹ thuật với chủ đề về dải Bollinger Band (BB), hi vọng sau bài viết dưới đây nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn cũng như biết cách sử dụng với chỉ báo Bollinger Bands sao cho hiệu quả nhất!

 

Tìm Hiểu Bollinger Band Là Gì

 

Bollinger Band là một khái niệm đặc trưng trong thị trường tài chính dùng để phân tích dữ liệu, kỹ thuật cũng như nhận biết các tín hiệu về sự giao động giá khi có sự kích thích quá mua hoặc quá bán xảy ra.

 

Vào năm 1980, John Bollinger đã sáng tạo và thiết lập ra dải Bollinger mới mục đích được đưa vào thị trường để phân tích dữ liệu và từ đó người đầu tư có thể nhận xét và đưa ra các quyết định về biến động, xu hướng tăng giảm theo từng thời điểm.

 

Trên các biểu đồ giá, dải Bollinger đóng vai trò là biểu thị lệch chuẩn hơn mức so với MA - đường trung bình động. Chính bởi vậy, từ đó việc người đầu tư có thể nhìn nhận về về tỷ giá dựa trên khoảng cách của đường trung bình cộng với dải Bollinger. Nếu khoảng cách trung bình của hai giá trị trên càng xa thì tỷ lệ giá cũng sẽ tăng cao theo.

 

Các Yếu Tố Tạo Nên Dải Bollinger Band

Dải Bollinger được cấu thành nên bởi 3 yếu tố gồm:
- Dải trên
- Dải giữa
- Dải dưới

Đối với giải trên và giải giữa
Độ lệch chuẩn biểu thị trên thị trường được đo lường bởi dải trên và dải giữa so với đường trung bình biểu thị.


Giá xung quanh giá trị trung bình cũng như độ phân tán là đại lượng thể hiện cho độ lệch chuẩn tại thị trường và có hai khái niệm phân loại như sau: một độ lệch chuẩn và hai độ lệch chuẩn.


Với một độ lệch chuẩn, việc bao quát chuyển động về giá trên thị trường khoảng chiếm khoảng 68%. Còn đối với hai độ lệch chuẩn giá trị của các mức giá bao quát lên đến 95%.

 

 

Cách Tính Bollinger Band

Cách tính của Bollinger Band dựa trên thông số về chu kỳ (theo giai đoạn) và độ lệch chuẩn. Trong đó giá trị để định hình cho hai thông số đó chính xác là chu kỳ 20 và 2 độ lệch chuẩn.

 

Dưới đây công thức Bollinger bạn có thể tham khảo:
- Với dải trên: đường SMA + 2 * độ lệch chuẩn
- Với dải giữa: đường trung bình động dạng đơn giản SMA 20 ngày
- Với dải dưới: đường SMA - 2 * độ lệch chuẩn
Công thức trên đã được chuẩn hoá và khuyên dùng khi áp dụng, tuy nhiên ngoài thiết lập chuẩn trên các bạn có thể linh động tuỳ chỉnh phù hợp với nhu cầu của mình.

 

Dưới đây là một ví dụ thực tế khi áp dụng cách tính trên với các thông số được thiết lập chuẩn hoá như trên:
- Giai đoạn ngắn hạn: SMA được sử dụng 10 ngày, 1.5 độ lệch chuẩn
- Giai đoạn trung hạn: SMA được sử dụng 20 ngày, 2 độ lệch chuẩn
- Giai đoạn dài hạn: SMA được sử dụng 50 ngày, 2.5 độ lệch chuẩn

 

Cách Bollinger Band Hoạt Động

Một trong những việc nắm bắt di chuyển khi thời giá tăng ắt giá cũng sẽ tăng, đặc biệt cần chú ý tới giai đoạn bùng nổ giá trên thị trường.

 

Ngoài ra, giá có thể bật tông lên đến hai dải, chạm từ dải này sang dải khác, chính từ những thay đổi đó mà bạn có thể chốt được mức giá an toàn có thể sinh lời cho bản thân. Đồng thời khi giá bật khỏi đường SMA cũng chính thời điểm thích hợp chốt lời chắc chắn đến 100%, hãy nắm bắt mọi cơ hội.

 

Trong phân kỳ dao động giá có thể vượt qua ngưỡng trong một thời gian dài, lợi nhuận bạn có thể nghiên cứu và chốt được nhanh chóng.

 

Xu hướng mạnh mẽ của các dải tuy nhiên sẽ có sự thay đổi nếu giá bên trong dải Bollinger thay đổi khiến xu hướng trên thị trường bắt đầu đi xuống và bị loại.

 

Tuy nhiên, nhìn chung trong cách thức hoạt động của Bollinger Band chính là hỗ trợ và kháng cự của hai dải: trên và dưới. 

 

Cách Sử Dụng Bollinger Band Và Kênh Keltner

Kênh Keltner là một hình thức chỉ báo thông số biến động đã từng được nhắc đến vào năm 1960 trong một cuốn sách và cho đến sau này, vào năm 1980 tài liệu đó lại được biên tập và bổ sung bởi tác giả Linda Raschke.

 

Các chỉ báo trên kênh Keltner có đôi phân khác biệt với các dải Bollinger khi dùng đường trung bình động dạng hàm mũ EMA cùng dao động trung bình khoảng thực tế ATR được biểu thị trên kênh. Các chỉ số trên Keltner hoạt động thay thế cho SMA và độ lệch chuẩn so với Bollinger.

 

Dưới đây bạn đọc có thể tham khảo công thức tính áp dụng theo 3 dải với cách cài đặt phổ biến với 20 ngày EMA và ATR trong 10 ngày:
- Dải trên: EMA(20) + 2 * ATR(10)
- Dải giữa: Đường trung bình động dạng hàm mũ EMA 20 ngày
- Dải dưới: EMA(20) + 2 x ATR(10)

 

Tuy vậy, trong các phân tích tài chính chính thống được ưa chuộng cũng như phổ biến nhất, nhiều người vẫn đánh giá Bollinger cao hơn vì tính thuận tiện và đối chiếu uy tín và các ưu điểm vượt trội hơn so với kênh Keltner. Thay vì đắn đo lựa chọn 1 trong 2 cách thức, chúng tôi khuyên các bạn thử sức kết hợp hai phương pháp vào lĩnh vực phân tích để đưa ra nhiều kết quả sinh lời hiệu quả hơn.