Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 12 : 32 : 02
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,800 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

26,491 VNĐ

25,491 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 7,799 18-10-2024 11:55:24
Mua USDT 4,210 18-10-2024 11:55:24
Mua USDT 7,799 18-10-2024 11:55:24

Các mô hình nến Nhật đảo chiều đạt hiệu quả cực kỳ cao khi áp dụng

Mô hình nến Nhật còn có tên gọi khác là biểu đồ nến Nhật, là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến, được sử dụng để mô tả các biến động giá.

Ở bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về mô hình nến Nhật đảo chiều, đặc biệt là 17 mô hình nến Nhật cơ bản, đảo chiều đang được mọi người quan tâm nhất hiện nay.

Khái niệm Nến Nhật - Japanese candlestick?

Mô hình nến Nhật có nguồn gốc từ Munehisa Homma – một thương nhân ở Nhật Bản thế kỷ 18. Munehisa Homma đã phát triển nến để thể hiện được bản chất của biến động giá bằng cách sử dụng nhiều loại màu khác nhau để phan biệt sự khác nhau.

Từ đó mà các nhà giao dịch sử dụng nến để xác định được mô hình hành động giá, đưa ra các quyết định dựa trên các xu hướng của giá.

Thành phần của nến Nhật



Nến Nhật gồm có 3 phần chính, đó là:

- Bóng nến trên: Là đường thẳng đứng giữa mức cao ở trong ngày và giá đóng nếu như nến tăng hoặc giá mở nếu như nến giảm

- Thân nến: Là phần có màu của cột nến, thể hiện sự khác biệt giữa mức giá mở cửa và mức giá đóng cửa

- Bóng nến dưới: Là đường thẳng đứng giữa mức giá thấp ở trong ngày, giá mở nếu như nến tăng hoặc giá đóng nếu như nến giảm

Từ hình trên, ta thấy được có hai kiểu nến Nhật cơ bản, cụ thể:

- Nến tăng - Nến tăng giá : Xuất hiện khi mức giá đóng cao hơn mức giá mở, nó thường sẽ là màu trắng hoặc màu xanh lá cây. Nến tăng bao gồm các mô hình Búa ngược (Inverted Hammer), Cây búa (Hammer), Sao Mai (Morning star), Nhấn chìm tăng (tăng giá engulfing), Ba chàng lính trắng (Three white soldiers), Đường xuyên tăng (Piercing line).

- Nến giảm - Nến giảm giá: Xuất hiện khi mức giá đóng thấp hơn mức giá mở, nó thường có màu đen hoặc màu đỏ. Nến giảm bao gồm các mô hình Nhấn chìm giảm (giảm giá engulfing), Người treo cổ (Hanging man), Sao Hôm (Evening star), Sao băng (Shooting star), Mây đen che phủ (Dark cloud cover), Ba con quạ đen (Three black crows), Mây đen che phủ (Dark cloud cover).

Ứng dụng của mô hình Nến Nhật khi giao dịch tiền điện tử



Các tốt nhất để mang lại các lợi ích khi sử dụng mô hình nến Nhật là các nhà giao dịch nên thực hiện các giao dịch dựa trên các tín hiệu hiển thị trên mô hình này.

Khi sử dụng mô hình nến Nhật, các nhà đầu tư luôn luôn phải ghi nhớ: mô hình này chỉ để thực hiện các mức giá ở trong khoảng thời gian nhất định và chỉ có thể áp dụng mô hình này để dự đoán xu hướng nhanh, ngắn hạn.

Để hạn chế gặp các rủi ro, các chuyên gia đã khuyên rằng mô hình nến Nhật chỉ nên áp dụng chung cho các công cụ phân tích tài chính để xác định được xu hướng lớn trong việc đặt các lệnh giao dịch. Hiện nay, sàn giao dịch Mitrade cung cấp miễn phí các biểu đồ nến cùng các chỉ báo kỹ thuật của 100 thị trường lớn.

TOP các mô hình nến đảo chiều cơ bản

Các mô hình nến Nhật được sử dụng để dự đoán hướng đi của các mức giá trong tương lai. Thường thì sẽ có 16 mô hình nến Nhật phổ biến, các nhà đầu tư có thể sử dụng để xác định các cơ hội giao dịch. 16 mô hình này được chia thành 3 nhóm chính.

Mô hình nến Nhật không thể hiện mức giá tăng hay giảm



Hình 1. Mô hình Doji

Đây là mô hình nến đơn và cũng là mô hình không thể hiện sự tăng giá hay giảm giá. Mô hình Doji thể hiện mức giá đóng cửa nằm đúng vị trí với mức giá mở cửa. Do vậy mà hình dạng của mô hình này giống với dấu gạch ngang.

Mô hình này thể hiện sự cân bằng giữ xu hướng mua và xu hướng bán. Có thể, xu hướng tăng hoặc giảm trước đó đã bị dừng lại. Đây là một dấu hiệu đảo chiều khi bắt đầu phân tích kỹ thuật.

6 mô hình nến Nhật đảo chiều theo xu hướng tăng giá

Mô hình Cây búa



Hình 2. Mô hình Cây búa

Mô hình này được tạo ra khi mức giá cao, giá mở và giá đóng và giá mở gần bằng nhau. Bên cạnh đó, phần bóng nến ở dưới dài gấp đôi so với phần thân nến. Khi mức giá cao và mức giá đóng gần bằng nhau và cây nến Hammer tăng giá được hình thành vì thị trường có thể đẩy giá ca hơn so với giá mở.

Ngược lại, giá cao và giá mở bằng nhau, mô hình Hammer là tăng ít, không thể quay trở lại với mức giá mở cửa.

Mô hình Búa ngược



Hình 3. Mô hình Búa ngược

Sự hình thành của nến Inverted Hammer xảy ra chủ yếu là dưới vùng của xu hướng và có vai trò giống như cảnh báo về sự đảo ngược giá. Mô hình này được tạo ra khi mức giá mở, mức giá thấp và mức giá đóng gần bằng nhau. Bên cạnh đó, nó có bóng nến dài gấp đôi chiều dài của thân nến.

Khi mức giá mở và mức giá thấp là như nhau thì nến búa ngược tăng giá được hình thành, đây được coi là dấu hiệu tăng mạnh so với mức giá thấp và mức giá đóng bằng nhau. Sự hình thành của Inverted Hammer sau một xu hướng giảm dài đồng nghĩa với việc thị trường đang tăng giá.

Mô hình Nhấn chìm tăng

Hình 4.  Mô hình Nhấn chìm tăng

Mô hình nến Engulfing tăng giá là một mô hình đảo chiều tăng, nó xảy ra ở đáy xu hướng giảm. Mô hình này bao gồm 2 nến:

Ngày 1 - Nến giảm giá nhỏ hơn

Ngày 2 - Nến tăng giá lớn hơn

Thường thì phần thân của nến giảm giá Ngày 1 sẽ nhỏ hơn và được chứa trong phần thân của nến tăng giá ở Ngày 2. Vào Ngày 2, thị trường xuất hiện khoảng trống và đi xuống.

Thế nhưng, các con gấu không đi xa được trước khi những con bò đực tiếp quản, đẩy mức giá cao hơn và lấp đầy khoảng trống của ngày hôm trước.

Mô hình Đường xuyên tăng



Hình 5. Mô hình Đường xuyên tăng

Mô hình Piercing line được xem như một mô hình nến đảo chiều tăng, tương tự như Mô hình tăng giá Engulfing. 

Mô hình đường xuyên tăng được xem như một mô hình nến đảo chiều tăng, nó giống như mô hình tăng giá Engulfing. Mô hình này cũng có hai phần:

Ngày 1 - nến giảm giá

Ngày 2 - nến tăng giá

Mô hình đường xuyên tăng được tạo ra khi nến tăng giá ở ngày 2 đóng cửa, mức giá đấy trên mức giữa của nến giảm giá ngày 1. Sẽ có một khoảng cách giữa mức giá đóng cửa nến đầu tiên và mức giá mở nến thứ 2. Nó cho thấy sức mạnh mua vào vì mức giá được đẩy lên cao hơn mức trung bình của ngày hôm trước.

Mô hình Sao Mai

 

Hình 6. Mô hình Sao Mai

Mô hình Sao Mai bao gồm: 

Ngày 1 - nến giảm giá lớn

Ngày 2 - nến tăng giá nhỏ hoặc giảm giá

Ngày 3 - nến tăng giá lớn

Ngày 1, xu hướng giảm giá sẽ tạo ra mức thấp mới. Ngày 2 sẽ bắt đầu với khoảng cách giảm nhưng mức giá vẫn không bị đẩy thấp quá. Nến ngày 2 nhỏ và có thể giảm, trung bình hoặc tăng. Sang ngày 3 bắt đầu với khoảng cách tăng lên, thị trường sẽ đẩy mức giá cao hơn nữa và loại bỏ những tổn thất của ngày 1.

Mô hình Ba chàng lính trắng



Hình 7. Mô hình Ba chàng lính trắng

Mô hình ba chàng lính trắng xảy ra trong 3 ngày, gồm có các nến dài màu trắng hoặc xanh lá cây. Giá mở và giá đóng của nến đứng sau sẽ cao hơn nến của ngày hôm trước. Đây là tín hiệu tăng mạnh xảy ra sau xu hướng giảm, qua đây thấy được sự ổn định của áp lực mua.

6 mô hình nến Nhật đảo chiều theo xu hướng giảm giá

Mô hình Người treo cổ

Hình 8. Mô hình Người treo cổ

Sự hình thành của nến Hanging man được coi là dấu hiệu của xu hướng giảm giá. Mô hình này xuất hiện ở đầu các xu hướng tăng, có vai trò cảnh báo về khả năng đảo chiều. Mô hình Hanging man được tạo ra khi giá mở, giá cao và mức giá đóng gần bằng nhau. 

Mô hình Nhấn chìm giảm

Hình 9. Mô hình Nhấn chìm Giảm giá

Mô hình Nhấn chìm giảm gồm có 2 nến:

Ngày 1 – nến tăng giá nhỏ hơn

Ngày 2 – nến giảm giá lớn hơn

Phần thân nến ở ngày 1 có thể được chứa ở thân nến ngày 2. Thị trường tăng giá vào ngày 2. Thế nhưng mức giá không được đẩy cao trước khi bị đẩy xuống thấp hơn, mức giá xuống dưới mức mở cửa của ngày hôm trước, đây được xem như là dấu hiệu giảm giá.

Mô hình Sao Hôm

Hình 10. Mô hình Sao Hôm

Mô hình Sao hôm gồm 3 nến:

Ngày 1 – nến tăng giá lớn

Ngày 2 – nến tăng giá nhỏ hoặc nến giảm giá

Ngày 3 – nến giảm giá lớn

Ngày 1, mức giá đỉnh cao được tạo ra. Ngày 2 bắt đầu với khoảng cách tăng lên nhưng mức giá chưa được đẩy lên cao. Ngày 3 sẽ bắt đầu với khoảng cách giảm và mức giá có thể bị đẩy xuống thấp, sẽ loại bỏ mức tăng của Ngày 1.

Mô hình Sao băng

Hình 11. Mô hình Sao băng

Mô hình Sao Băng được hình thành khi mức giá mở, giá thấp và giá đóng gần bằng nhau. Bên cạnh đó, một bóng trên dài gấp đôi chiều dài của thân nến. Khi mức giá thấp và mức giá đóng gần bằng nhau thì nến giảm giá sẽ được hình thành bởi thị trường có thể đẩy giá cao hơn nữa. Phần nến trên của mô hình sao băng ám chỉ thị trường đã thử nghiệm để tìm ra nguồn cung và vùng kháng cự. Khi thị trường tìm ra vùng kháng cự thì sẽ kết thúc ngày giá mở cửa.

Mô hình Ba con quạ đen



Hình 12. Mô hình Ba con quạ đen

Mô hình ba con quạ đen gồm có 3 cây nến đỏ dài, liên tiếp với các bóng nến không tồn tại hoặc bóng nến ngắn. Ngày mở cửa hôm sau sẽ là mức giá tương tự như ngày hôm trước, những áp lực bán sẽ càng ngày càng thấp sau mỗi lần đóng. Mô hình Three black crows là sự khởi đầu của xu hướng giảm giá vì người bán đã vượt qua người mua ở 3 ngày giao dịch liên tiếp.

Mô hình Mây đen che phủ

Hình 13. Mô hình Mây đen che phủ

Mô hình Three black crows có 2 thành phần:

Ngày 1 – nến tăng giá

Ngày 2 – nến giảm giá

Mô hình mây đen che phủ xảy ra khi nến giảm giá Ngày 2 đóng cửa với mức giá dưới mức giữa của Ngày 1. Mặt khác, giá chênh lệch vào Ngày 2 lấp đầy khoảng trống và đóng đáng kể vào mức tăng của nến ở Ngày 1. Sự từ chối của khoảng cách là một dấu hiệu giảm giá, sự thoái lui đáng kể vào mức tăng của ngày trước sẽ làm tăng thêm tâm lý giảm giá của ngày hôm sau.

4 mô hình nến Nhật tiếp diễn

Mô hình nến Nhật tiếp diễn là các mô hình nến đưa ra sự thay đổi theo xu hướng của thị trường, giúp nhà giao dịch xác định được khoảng thời gian nghỉ ngơi trên thị trường. Nếu như thị trường có điều do dự thì sẽ xuất hiện sự biến động giá.

Mô hình nến Doji

Hình 14. Mô hình nến Doji

Mô hình nến này được tìm thấy ở phần đỉnh và đáy của các xu hướng, đây được coi là dấu hiệu của sự đảo ngược giá, đây cũng được coi là mô hình tiếp tục. Mô hình nến Doji được hình thành khi mức giá mở và mức giá đóng bằng nhau. Sau khi mở, mức giá được đẩy lên cao hơn nhưng thị trường không giữ được mức giá thấp hơn, sau đó đẩy mức giá trở lại mức giá mở cửa.

Mô hình Con xoay

Hình 15. Mô hình Con xoay

Mô hình con xoay có phần thân nến ngắn nằm giữa các bóng nến bằng nhau. Mô hình này cho thấy sự thiếu quyết đoán của thị trường, vì vậy mà mức giá sẽ không bị thay đổi. Những người mua sẽ đẩy giá cao hơn, người bán sẽ đẩy mức giá xuống thấp trở lại. Mô hình Spinning Top là giai đoạn hợp nhất, theo sau là xu hướng tăng hoặc giảm đáng kể.

Mô hình Giảm giá ba bước



Hình 16. Mô hình Giảm giá ba bước

Mô hình được hình thành từ 3 phương pháp sử dụng dự đoán sự tiếp xúc của xu hướng ở hiện tại, nó có thể là xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. 

Mô hình giảm giá hay còn gọi là mô hình Giảm giá ba bước, được hình thành từ phần thân nến màu đỏ dài, tiếp theo là ba thân nến nhỏ màu xanh lá cây và màu đỏ. Những cây nến màu xanh lá cây được chứa trong các cây nến đỏ giảm giá. Từ mô hình này, các nhà giao dịch sẽ thấy người mua không có đủ sức mạnh để có thể đảo ngược xu hướng.

Mô hình Tăng giá ba bước

Hình 17. Mô hình Tăng giá ba bước

Mô hình tăng giá thì ngược lại được gọi là mô hình nến tăng giá ba bước. Mô hình này gồm ba nến màu đỏ ngắn nằm trong phạm vi của hai cây nến xanh dài. Dù có áp lực bán nhưng người mua vẫn có quyền kiểm soát thị trường. 

Một số hạn chế của các mô hình Nến Nhật

Bên cạnh những hữu ích thì mô hình nến Nhật vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Một số hạn chế được được liệt kê dưới đây:

  • Phải chờ xác nhận: Đây là nhược điểm rõ ràng của mô hình nến Nhật. Chỉ cần trễ khoảng 30 giây là đã ảnh hưởng đến mức giá mở và mức giá đóng của nến, làm cho hình dạng khác đi. 

  • Số lượng nhiều: Số lượng mô hình nến lớn và rất đa dạng, nếu như chúng kết hợp với nhau thì dễ gây khó khăn, bối rối cho các nhà giao dịch

  • Không dự báo được xu hướng trong tương lai: Các mô hình nến chỉ thể hiện được các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nó không thể hiện được xu hướng giá và cũng không xác định được xu hướng của thị trường ở hiện tại. 

Qua các mô hình nến Nhật, nhà giao dịch có thể đánh giá được những nhà giao dịch xung quanh để đưa ra các dự đoán ngắn hạn về xu hướng.