* LƯU Ý : Bán tối đa 7,700 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
26,938 VNĐ |
25,938 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 7,439 | 26-11-2024 17:41:25 |
Mua | USDT | 7,439 | 26-11-2024 17:41:23 |
Mua | USDT | 7,439 | 26-11-2024 17:41:20 |
Cách sử dụng chỉ báo bollinger bands
Đối với những trader tham gia giao dịch crypto trong thị trường tiền mã hóa, bollinger bands là một chỉ báo phân tích kĩ thuật được rất nhiều người ưa dùng bởi những thông tin dự báo chính xác và hữu ích của nó. Công cụ này rất có lợi cho những nhà đầu tư ngắn hạn, phục vụ rất tốt cho chiến lược giao dịch hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, Bitano sẽ giới thiệu đến các bạn về chỉ báo Bollinger bands, cách sử dụng và cài đặt. Các bạn cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé.
Chỉ báo Bollinger bands là gì?
Bollinger bands là một chỉ báo kĩ thuật được phát triển bởi John Bollinger, một nhà phân tích tài chính nổi tiếng vào năm 1980. Chỉ báo này được đặt theo tên của nhà phát minh này bởi nó đã có những đóng góp không nhỏ vào việc dự báo xu hướng giá của thị trường một cách chính xác gần như hoàn hảo.
Chỉ báo Bollinger được cấu thành từ đường trung bình động MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn giá, trong đó, chỉ báo Bollinger bao gồm 3 thành phần chính sau: Đường trung bình động có chu kì 20 ngày, được gọi là SMA20, và hai dải bollinger trên và dưới. Các trader sẽ sử dụng chỉ báo Bollinger để dự đoán về xu hướng của thị trường, đánh giá xem thị trường đang bước vào xu hướng đó hay chuẩn bị thoát khỏi xu hướng dựa vào việc quan sát hướng di chuyển của hai dải Bollinger trên và dưới. Khi thị trường có biến động mạnh, hai dải Bollinger này sẽ mở rộng ra, và ngược lại, khi thị trường có xu hướng giảm biến động, hai dải băng này sẽ khép lại và thu hẹp độ rộng.
Ngoài ra, Bollinger bands cũng sẽ dự đoán được về việc giai đoạn thị trường có đang trong thời kì đi ngang (chúng ta hay gọi là sideway) hay thị trường đang chuẩn bị cho giai đoạn tích lũy. Dựa vào những thông tin này, các trader có thể đưa ra các chiến lược đầu tư khác nhau.
Một số ý nghĩa của chỉ báo Bollinger bands
Sự thu hẹp
Khi hai dải Bollinger trên và có xu hướng di chuyển lại gần nhau (thu hẹp độ rộng) và có chiều hướng tiến sát đến đường trung bình động 20 ngày SMA20, điều đó thể hiện giai đoạn biến động đang ở mức rất thấp. Tín hiệu này cho thấy rằng trong tương lai ngắn hạn, biến động sẽ bật tăng trở lại và đây là cơ hội để mua tích lũy chờ đợi thị trường tăng mạnh trở lại.
Đồng thời, sau quá trình thu hẹp sẽ là quá trình mở rộng, được thể hiện khi hai dải Bollinger được kéo giãn ra, chứng tỏ thị trường đang biến động rất mạnh. Số lượng lệnh mua và bán cũng đang được gia tăng. Tuy nhiên, đa phần các trader sẽ không quan tâm đến biến động mở rộng, bởi khi thị trường có biến động lớn thì rất khó có thể xác định chính xác xu hướng này sẽ là sự di chuyển tăng hay giảm của giá token đó. Cần có thêm những thông tin khác để xác thực nó như các tin tức liên quan và tổng quan thị trường.
Điểm đột phá cũng là một điều cần lưu tâm khi sử dụng chỉ báo Bollinger. Dấu hiệu của điểm đột phá đó là khi một cây nến phá vỡ khỏi biên độ của hai dải bollinger trên và dưới, báo hiệu cho một biến động lớn. Các trader kinh nghiệm sẽ chỉ quan sát tín hiệu này mà không vào lệnh, bởi cây nến đó rất khó đưa ra đầy đủ dữ liệu rằng xu hướng giá tiếp theo sẽ là tăng hay giảm. Các nhà đầu tư non kinh nghiệm thường dễ gặp sai lầm ở điểm đột phá, cho rằng khi cây nến xuất hiện là nến đỏ thì đó là tín hiệu để vào lệnh. Đây là một quan niệm sai lầm.
Chỉ báo Bollinger sẽ chỉ đưa ra các thông tin về vùng giá mà thị trường có thể di chuyển, và dự báo rằng giá của thị trường sẽ rất khó bị phá vỡ bởi vùng giá đó. Hầu hết ở các khung giờ như H4 hay H1, chỉ báo Bollinger đều hoạt động rất chính xác.
Cách cài đặt và sử dụng chỉ báo Bollinger
Sự phổ biến của chỉ báo Bollinger khiến nó gần như có mặt ở tất cả các công cụ hỗ trợ giao dịch. Bạn có thể tìm kiếm đến thanh menu của các công cụ theo dõi biểu đồ giao dịch và tìm kiếm từ khóa Bollinger hoặc BOLL và tiến hành chọn nó. Chỉ báo Bollinger sẽ lập tức xuất hiện.
Cách sử dụng chỉ báo Bollinger bands cũng rất đơn giản, bạn có thể kết hợp nó với các chỉ báo khác như MACD hay EMA để có dự báo xu hướng và đưa ra hành động chính xác nhất. Còn về cơ bản, nếu như chỉ sử dụng chỉ báo Bollinger, bạn có thể áp dụng chiến lược mua thấp, bán cao. Khi giá chạm đến dải dưới, các bạn có thể tiến hành thu gom, mua tích lũy và đợi thị trường hồi phục. Ngược lại, khi đã gom đủ số lượng cần thiết, khi giá chạm đến dải trên, đây là lúc bạn nên thoát hàng, tiến hành bán ra lượng token mà bạn đã gom được. Đây là phương pháp đơn giản nhất để sử dụng chỉ báo Bollinger, tuy nhiên, cần quan sát thêm về lịch sử di chuyển của thị trường. Nếu thị trường đang trong giai đoạn biến động mạnh và khó lường trước, tốt nhất chúng ta chỉ nên quan sát và không nên đưa ra hành động.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu về Bollinger bands cũng như cách sử dụng và quan sát chúng. Kiến thức này chỉ mang tính chất tham khảo, để sử dụng chúng một cách hiệu quả, hãy tham khảo thêm các bài viết của Bitano trong tương lai về các chỉ báo khác và cách kết hợp chúng để có thể đưa ra một phán quyết chính xác nhất. Chúc các bạn đầu tư thành công & sử dụng chỉ báo Bollinger bands một cách hiệu quả.