Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 04 : 28 : 01
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,720 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

26,800 VNĐ

25,800 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 7,669 08-05-2024 00:08:29
Mua USDT 7,669 08-05-2024 00:08:29
Mua USDT 7,669 08-05-2024 00:08:29

Chainlink tích hợp công nghệ mới vào Avalanche

Chainlink là một mạng lưới Oracle phi tập trung, đóng vai trò là phần mềm trung gian giữa các hợp đồng thông minh hoạt động trong blockchain và các dữ liệu bên ngoài. Nó cho phép các hợp đồng thông minh được truy cập và tiếp xúc với các dữ liệu ngoài blockchain một cách an toàn và bảo mật hơn. Chainlink là một dạng cầu nối chuyển tiếp thông tin, hay nói cách khác, nhiệm vụ của Chainlink là đưa dữ liệu từ thế giới thực vào blockchain và ngược lại.



Với những ai tìm hiểu về hạ tầng blockchain và các hợp đồng thông minh, có thể nhận thấy rằng bản thân các hợp đồng thông minh - smart contract không có khả năng tương tác hoặc tiếp xúc với các dữ liệu trong thế giới thực hoặc xuất dữ liệu này ra bên ngoài, dẫn đến tình trạng thiếu các kết nối và làm giảm tính đa dụng của các hợp đồng thông minh. Và đó chính là vấn đề mà ChainLink đang giải quyết - nó tạo ra sự kết nối giữa Smart Contract và dữ liệu bên ngoài Blockchain. Gần đây, Chainlink đã cho phép hai công nghệ nổi bật và mới nhất của họ là Chainlink Keepers và Chainlink Verifiable Random Function (VRF) tích hợp vào mạng chính của Avalanche (AVAX). Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai công nghệ này để phục vụ cho các dự định đầu tư của những ai đang quan tâm đến Chainlink và Avalanche.

Mô hình hoạt động của Chainlink

Chainlink có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp dữ liệu và xác thực dữ liệu, tạo tiền đề cho các smart contract được kích hoạt và hoạt động, từ đó tạo ra một dữ liệu kết toán đầu ra (ví dụ như khoản thanh toán, chứng nhận sở hữu, yêu cầu chuyển giao dữ liệu…) từ đó trao đổi thông tin ngược lại với thế giới thực.



Một ví dụ đơn giản, như khi bạn thực hiện một giao dịch P2P trên blockchain, chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn đến tài khoản ngân hàng của người bán USDT, và trên blockchain người bán sẽ gửi USDT vào ví điện tử của bạn. Như vậy, giao dịch trên blockchain sẽ được thực hiện bởi các hợp đồng thông minh, còn giao dịch tài khoản ngân hàng thì blockchain không có khả năng xác thực. Chainlink sẽ thực hiện nhiệm vụ này, sau khi lệnh chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn đến người bán được xác nhận, Chainlink sẽ gửi thông tin này lên blockchain, và người bán sẽ gửi USDT cho bạn. Lúc này, các smart contract được kích hoạt dựa vào gói dữ liệu nhận từ Chainlink.

Trước đây, Chainlink chỉ hỗ trợ các smart contract hoạt động trên Ethereum, nhưng hiện tại nó đã mở rộng sang cả các nền tảng khác như CELO, BNB, Solana và mới nhất là Avalanche. Trong tương lai, tất cả các nền tảng khác đều có thể tích hợp và sử dụng Chainlink.

Hai công nghệ mới được tích hợp vào Avalanche của Chainlink

Mới đây, trên Twitter của Chainlink đã công bố việc tích hợp hai công nghệ mới nhất của họ vào mạng lưới của Avalanche. Trong đó, Chainlink Keepers sẽ cho phép các nhà phát triển Dapps tự động hóa các chức năng của smart contract theo một cách phi tập trung. Còn Chainlink VRF sẽ tạo ra các tham số ngâu nhiên được sử dụng rất nhiều trong các dapps yêu cầu tính ngẫu nhiên.



Một ví dụ cụ thể, VRF (hay Verifiable Random Function) có thể tạo ra các cặp tham số ngẫu nhiên, điều này sẽ thường thấy trong các sản phẩm game. Nó tạo ra các cặp tham số cho phép người chơi bắt cặp với nhau trong trò chơi mà không có sự thao túng hay sắp đặt từ trước, tạo ra sự công bằng (đương nhiên, các tham số này sẽ tính toán cả việc những người chơi có cùng level hoặc có sự tương đồng về sức mạnh hoặc chênh lệch không quá lớn).



Một cách khác, nếu trên nền tảng phát triển các bộ sưu tập NFT và khi người dùng sở hữu chúng và sử dụng NFT để mint ra token hoặc các NFT mới, VRF cũng sẽ phân phối chúng một cách ngẫu nhiên và không có sự can thiệp bởi đội ngũ phát triển. Điều này đảm bảo tính công bằng hơn cho người dùng.

Hoặc đơn giản hơn, các chiến dịch như whitelist với sự phân bổ ngẫu nhiên của VRF cũng sẽ mang lại sự công bằng. Sẽ không có ai sắp đặt được việc ai là người giành chiến thắng trong các suất mua whitelist, điều mà người dùng vẫn còn lo ngại với các dự án tiến hành IDO.

Với việc tích hợp các tính năng này vào hệ sinh thái Avalanche của Chainlink, nó hứa hẹn sẽ tạo ra một nền tảng blockchain có tính phi tập trung gần như hoàn toàn, sẽ là vùng đất hứa cho các sản phẩm gamefi và NFT phát triển trên Avalanche.



Emin Gün Sirer, nhà sáng lập Avalanche  cũng đã chia sẻ rằng, đây là sự kiện quan trọng đối với các Dapps đang phát triển trên Avalanche. Nó đơn giản hóa công việc của đội ngũ các nhà phát triển, mang lại tính công bằng cho người dùng và nâng cao trải nghiệm của tất cả mọi người, nhất là trong giai đoạn Avalanche đang đổ rất nhiều tiền để thu hút các dự án như gamefi, Defi và NFT phát triển và xây dựng trên nền tảng của họ. Chainlink sở hữu hai công nghệ tuyệt vời này và đưa vào ứng dụng trên Avalanche, đây có thể sẽ là một tiền đề mới mà các blockchain khác cũng mong muốn sở hữu và hướng đến việc phi tập trung hóa trên blockchain. Người hưởng lợi ở đây sẽ là nhóm người dùng sử dụng dapps, nhất là các dapps về gaming và Defi.

Kết luận

Ở thời điểm hiện tại, hai công nghệ này vẫn chưa có cơ hội “thể hiện” trên nền tảng Avalanche vì số lượng dapps còn hạn chế và đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, nếu Chainlink Keepers và Chainlink VRF hoạt động hiệu quả, nó sẽ là một bước tiến mới trong việc nâng cấp sự phi tập trung của blockchain lên một tầm cao mới. Chưa rõ điều này sẽ tác động ra sao đến giá trị của Chainlink và Avalanche, nhưng đây cũng là một một tín hiệu lạc quan và rất đáng chú ý.