* LƯU Ý : Bán tối đa 7,680 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
26,998 VNĐ |
25,998 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 7,439 | 23-11-2024 20:22:05 |
Mua | USDT | 7,439 | 23-11-2024 20:20:17 |
Mua | USDT | 7,439 | 23-11-2024 20:20:15 |
Chỉ số RSI là gì - Cách sử dụng RSI trong phân tích kỹ thuật
Trong danh mục đầu tư tiền điện tử đối với người đang quan tâm cũng như bắt đầu “chơi” hay trade coin chắc hẳn đã không ít hơn một lần nghe đến chỉ số RSI hay những chỉ báo phân tích kỹ thuật. Để biết chi tiết và rõ ràng hơn về khái niệm của chỉ báo RSI này, hãy cùng theo dõi ở bài viết ngay dưới đây nhé!
Chỉ Số RSI Là Gì
RSI - chỉ số sức mạnh với tên đầy đủ là Relative Strength Index được dùng trong việc phân tích và đo lường kỹ thuật trên thị trường tài chính, ngân hàng nói chung. Nhìn chung RSI thể hiện về sức mạnh và là một công cụ hữu ích cho cổ phiếu, ngoại hối, chứng khoán hay có thể là tiền điện tử mã hóa.
Chỉ số RSI sẽ thông báo giá trị sức mạnh không chỉ tại thời điểm hiện hữu mà còn cả trong quá khứ dựa trên giá đóng cửa của các giao dịch được ghi nhận gần nhất. Chính vì vậy mà người dùng hay các nhà đầu tư có thể nhận biết rõ ràng về các tín hiệu tăng hay giảm giá của các tài sản điện tử mình đang nắm giữ.
Theo ghi nhận được về người đã thiết lập và phát minh RSI vào ứng dụng chính là một kỹ sư cơ khí - Welles Wilder vào năm 1978.
Lợi Ích Của Chỉ Số RSI
Trước tiên khi đi vào phân tích những lợi ích của chỉ số RSI mang lại, hãy cùng xem qua công thức tính sau đây nhé:
RSI = 100 – [100 / ( 1 + (Thay đổi trung bình giá tăng / Thay đổi trung bình giá xuống) ) ]
Công thức trên đây thể hiện các chỉ số thông báo sự tương quan khá rõ ràng và mạch lạc giữa hai quan hệ đối tượng là: bên bán và bên mua. Các chỉ số thông báo của RSI nếu dao động tại mức từ 0-100 hay ở mức cân bằng bằng 50.
Ngoài ra nếu chỉ số thông báo hiện vượt mức giá trị 70 bạn sẽ nhận ra rằng đó là dấu hiệu của việc mua quá vùng, tức là phía bên mua đang chiếm ưu thế hơn so với bên bán và đồng thời nếu chỉ số thông báo tại mức dưới 30 nghĩa là phía bên bán đang chiếm ưu thế hơn.
Tóm lại, nếu chỉ số thông báo RSI tới bạn đang vượt trên 70 nghĩa là giá sẽ có thể biến động giảm hoặc quay đầu. Cũng như nếu RSI có chỉ số dưới 30 thì khả năng giá sẽ có dấu hiệu tăng cao và hiệu lực bán cũng suy giảm theo.
Hướng Dẫn Ứng Dụng Với Chỉ Số RSI
Thông thường sử dụng chỉ số RSI có hai cách đó là: cơ bản và truyền thống để xem xét, đánh giá việc bán ra khi vượt mức 70 hay mua vào khi đạt mức dưới 30.
Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia đã ghi nhận rằng hai cách làm đó chưa thực sự đem lại hiệu quả tối ưu và đơn giản hóa tới người dùng. Bởi bạn hãy tỉnh táo trước những gã khổng lồ trên các sàn thương mại điện tử hiện nay, đặc biệt khi “đặt chân” vào giới đầu tư tài chính sẽ không đơn giản việc xem xét chỉ số như trên mà khiến người dùng đu đỉnh bất cứ lúc nào, đúng không?
Theo kinh nghiệm của tôi, bạn có thể tham khảo cách làm đơn giản sau đây! Hãy sử dụng chỉ số RSI dưới mức 50 và khi thị trường có xu hướng “đu trend” sẽ khởi động chỉ số nằm trong ngưỡng 40-90 với vùng 40-50 là support - giá chi chuyển khi điểm thấp nhất trên biểu đồ di chuyển, đó cũng là lúc thị trường có xu hướng điều chỉnh tăng giá trở lại.
Tương tự, nếu thị trường có xu hướng giảm thì chỉ số thông báo RSI sẽ rơi vào vùng 50-60 và giao động trong khoảng 10-60 chính là resistance.
Trước khá nhiều lần thử nghiệm và đưa ra nhiều kết quả đáng mong đợi nên kinh nghiệm này có thể là một kiến thức để bạn đọc trải nghiệm có thêm cho mình một “mẹo” khi đánh giá chỉ số trong đầu tư nhé!
Sự Phân Kỳ Của Chỉ Số RSI
Phân kỳ trường được chia thành 2 loại sau: Bullish Divergence - phân kỳ dương và Bearish Divergence - phân kỳ âm. Sự phân kỳ xảy ra như một hành động giá - dấu hiệu cho thấy sức mạnh của thị trường bắt đầu có biến hóa sắp xảy đến.
Phân Kỳ Dương
Phân kỳ dương xảy ra khi chỉ số RSI tạo ra đáy sau cao hơn so với đấy trước đó và giá được tạo thành sau thấp hơn đáy trước. Đây có thể coi là một dấu hiệu bạn nên mua vào vì sự phân kỳ cho thấy đang có đà tăng lên.
Phân Kỳ Âm
Phân kỳ âm chính là dấu hiệu giảm khi đáy RSI tạo lập đỉnh sau thấp hơn so với đỉnh trước đó và giá tạo lập đỉnh sau lại cao hơn so với đỉnh trước. Đây là một dấu hiệu cho thấy bạn nên bán ra thời điểm này vì đang có đà thụt giảm xuống.
Ứng Dụng Thực Tiễn Với Chỉ Số RSI
Một ví dụ thực tiễn dễ hiểu với chỉ số VN30 đã Index trong thời điểm 11/2017 đến tháng 4/2018, nhìn dưới biểu đồ với các tín hiệu phân kỳ khá rõ ràng giữa đường chỉ số RSI và đường giá.
Theo như bạn có thể thấy, các đường chỉ số của VN30 liên tục đưa ra các mức tín hiệu đạt ngưỡng khá cao tuy nhiên chỉ số thông báo RSI lại tương đối thấp. Bởi vậy mà các tín hiệu cảnh báo có tính đảo chiều và sắp báo hiệu một bước ngoặt.
Chính vì thế chỉ cần thông qua biểu đồ có sự kết hợp của đường giá và chỉ số thông báo RSI mà mỗi nhà đầu tư có thể “trang bị” cho bản thân thêm vững vàng.