* LƯU Ý : Bán tối đa 7,700 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
26,935 VNĐ |
25,935 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 7,439 | 26-11-2024 17:19:56 |
Mua | USDT | 7,439 | 26-11-2024 17:19:54 |
Mua | USDT | 7,439 | 26-11-2024 17:19:52 |
Điều gì hạn chế Bitcoin tăng giá trở lại?
Năm 2021 là một năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của Bitcoin khi nó đã đạt cột mốc mới - lập đỉnh ATH (all time high) với trị giá hơn 69.000$/BTC. Nhưng sau giai đoạn đó, Bitcoin liên tiếp tụt giảm về giá trị và không có dấu hiệu phục hồi. Bitcoin hiện tại trong tháng 6/2022 đang được giao dịch ở mức giá quanh vùng 29k-30k$, như vậy nó đã tụt giảm hơn 50% giá trị. Nhiều người đã nói rằng đây chính là thời điểm mùa đông crypto, thị trường bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái và chuẩn bị ảm đạm cũng như mất giá trị trong một thời gian dài trước khi có sự bùng nổ trở lại. Nhận định chung, giai đoạn này là lúc các nhà đầu tư sẽ rời bỏ thị trường crypto để bảo toàn khoản đầu tư, cũng như hạn chế việc rót thêm tiền vào các dự án mới bởi sự ảnh hưởng chung của toàn bộ thị trường…Có rất nhiều lí do để giải thích cho việc tại sao Bitcoin sẽ không tăng giá trở lại, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhận định một số lí giải cho vấn đề này.
Bitcoin luôn giảm mạnh sau mỗi lần lập ATH
Lịch sử phát triển của Bitcoin đã chỉ ra rằng, mỗi lần Bitcoin lập đỉnh ATH mới, ngay sau đó sẽ là khoảng thời gian dài Bitcoin rớt giá, và dump cực sâu khiến Bitcoin rớt giá mạnh và mất rất lâu để hồi phục và phát triển.
Thực tế thì việc tăng giá, rớt giá rồi lại hồi phục là một câu chuyện thường thấy trong thị trường tiền mã hóa. Luôn có những sự kiện như vậy xảy ra, sẽ có thêm những nhà đầu tư mới tham gia, và có những nhà đầu tư cũ rời khỏi cuộc chơi. Lịch sử cũng chỉ ra rằng, Bitcoin đã có những thời điểm mất hơn 85% giá trị của nó, có nghĩa rằng lần giảm giá lần này vẫn chưa phải là sâu nhất. Bitcoin hoàn toàn có thể bật ngược trở lại, hoặc tiếp tục giảm sâu thêm nữa trong tương lai. Rất khó để có thể nói trước được rằng Bitcoin sẽ có hướng đi ra sao trong thời gian sắp tới. Điều đó phụ thuộc nhiều vào các dòng tiền đầu tư, một khi có các dòng tiền mới chảy vào thị trường, Bitcoin sẽ tăng giá mạnh mẽ, kéo theo đó là các top altcoin, và đến các dự án tiền mã hóa được xây dựng trên layer2 của các blockchain, rồi đến các Dapp. Vòng tuần hoàn này sẽ cứ lặp đi lặp lại trong tương lai ngắn hạn, bởi giá trị của tiền mã hóa ở thời điểm này vẫn chưa có quá nhiều ứng dụng thức mà vẫn chỉ là cuộc chơi đầu tư tiền bạc mà thôi.
Sự tác động của các cá voi và cá mập
Đối với Bitcoin, đó là sự điều tiết của thị trường, cá voi, cá mập, và sự ảnh hưởng của các nền hoạt động kinh tế, chính trị khác tác động lên nó.
Quay trở lại với câu chuyện Bitcoin dump mạnh sau mỗi lần lập ATH. Có rất nhiều người cho rằng, Bitcoin tăng giá là bởi vì thị trường tiền mã hóa được hưởng lợi từ việc nền kinh tế thế giới phát triển, các quốc gia chấp thuận Bitcoin, và Bitcoin mất giá là do lạm phát, các quốc gia quay lưng với Bitcoin…
Các yếu tố đó không hề sai, nhưng theo nhận định cá nhân, việc Bitcoin tăng hay giảm giá, nằm rất nhiều ở sự điều phối thị trường của các cá voi và cá mập. Họ mới thực sự là người quyết định thời điểm nào Bitcoin sẽ tăng giá mạnh và thời điểm nào Bitcoin sẽ rớt giá. Mục đích của việc này là chốt lời và gom hàng. Cá mập và cá voi sẽ chờ đợi thời điểm Bitcoin tụt giảm mạnh nhất và dễ dàng gom hàng trong khoảng thời gian dài, sau đó sẽ chờ đợi thời điểm thị trường có những tín hiệu tốt để bắt đầu đẩy giá.
Sự phụ thuộc của Bitcoin vào nền kinh tế thế giới
Tại sao lại có những quốc gia cho phép hoạt động Bitcoin, và một số quốc gia lại cấm? Đơn giản, Bitcoin là một loại tiền tệ mã hóa, không phải là tiền tệ đại diện của một quốc gia, và các quốc gia đó không muốn bị phụ thuộc vào sự điều phối giá trị của một đồng tiền mà đất nước của họ không nắm quyền kiểm soát. Thực chất, Bitcoin chỉ là đồng tiền mã hóa đầu tiên xuất hiện, nhưng ứng dụng của nó không nhiều. Với vị thế là người dẫn đầu của thị trường, vậy nên người ta thường quan tâm nhiều đến Bitcoin hơn thay vì các Altcoin khác.
Điển hình như Trung Quốc, một quốc gia dường như rất “dị ứng” với tiền mã hóa. Họ không thích nền kinh tế bị điều tiết bởi những đồng tiền lạ, bởi căn bản Bitcoin không bị kiểm soát hay chi phối bởi bất kì một quốc gia hay một luật lệ nào, mà nó bị chi phối bởi những người có tiền.
Nền kinh tế thế giới cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến Bitcoin. Suy cho cùng, Bitcoin hay thị trường tiền mã hóa cũng chỉ là một kênh đầu tư, và dòng chảy tiền vào các kênh đầu tư đều được sinh ra từ nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển thì đi kèm với đó là sự dồi dào về dòng tiền, ngược lại, kinh tế lạm phát, giá cả tăng cao, người ta sẽ khoan vội nghĩ đến chuyện đầu tư mà thay vào đó là tích trữ. Ngay cả FED cũng có khả năng ảnh hưởng đến giá của Bitcoin. Hãy cứ nhìn vào việc cả thị trường hồi hộp quan sát thông tin FED công bố lãi suất ra sao sẽ thấy. Lãi suất càng cao, chứng tỏ lạm phát đang không được kiểm soát, đồng tiền thực tế sẽ ngày càng mất giá, kéo theo đó là toàn bộ nền kinh tế đi xuống. Cuối cùng, Bitcoin cũng chỉ là một loại hàng hóa, và nó cũng phụ thuộc vào các đồng tiền pháp định trên thế giới. Bởi vậy, kinh tế cũng là một yếu tố có thể cản trở sự tăng giá trở lại của Bitcoin.
Kết luận
Vậy hành động của chúng ta trong thời điểm này là gì? Tốt nhất, nếu bạn không phải là người dũng cảm, thì đừng làm gì cũng là một cách làm hay. Không nên rót thêm tiền vào các khoản đầu tư lúc này, bởi chúng mang lại rủi ro nhiều hơn. Còn nếu bạn là người có kinh nghiệm và sẵn sàng có những khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư, đây là thời điểm để tiến hành DCA (trung bình giá) các token hoặc coin mà bạn đã mua, hoặc mua các coin và token mà có tiềm năng tăng giá trở lại khi giờ chúng đang ở mức giá thấp như Solana, NEAR, CELO hay DOT.