* LƯU Ý : Bán tối đa 7,680 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
26,987 VNĐ |
25,987 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 7,599 | 24-11-2024 09:00:08 |
Mua | USDT | 7,650 | 24-11-2024 09:00:08 |
Mua | USDT | 7,599 | 24-11-2024 09:00:08 |
Đốt coin là gì? Quá trình này ảnh hưởng ra sau với các dự án Crypto
Với những ai tham gia vào các dự án trong thị trường tiền mã hóa một thời gian, chắc hẳn bạn cũng đã biết đến cụm từ đốt coin (cách gọi “chuyên ngành” sẽ là coin burning hoặc token burning). Tuy nhiên, để hiểu rõ quá trình đốt coin cũng như những tác dụng của nó, bạn nên tham khảo bài viết của chúng tôi sau đây.
VẬY ĐỐT COIN NGHĨA LÀ GÌ?
Quá trình đốt coin chính xác là một hành động tiêu hủy một lượng token hay coin vĩnh viễn ra khỏi tổng cung số lượng coin đang được lưu thông trên các sàn giao dịch. Nói một cách nôm na, số lượng coin hoặc token được mang đi đốt sẽ khiến cho lượng coin được lưu thông trên thị trường giảm đi, từ đó dẫn tới sự thiếu hụt nguồn cung và làm cho giá của đồng coin hoặc token đó sẽ tăng trưởng trong một giai đoạn ngắn. Hãy cùng xem qua ví dụ này nhé :
Dự án A phát hành token A với số lượng ban đầu là 100,000,000 token, trong đó, số lượng token đang được lưu hành trên tất cả các sàn giao dịch là 1,000,000 token. Vì một mục đích nào đó, đội ngũ phát triển dự án muốn giá của token A tăng trưởng nên quyết định tiến hành chiến dịch đốt coin. Họ sẽ tiến hành thu mua lại một lượng token A (giả sử là 5% của tổng số token đang lưu hành trên thị trường) là 20,000 token, sau đó tiến hành đốt coin. Nguồn cung của token A đã bị sụt giảm 5% khiến cho nó trở nên khan hiếm về nguồn cung một chút, và giá của token A sẽ tăng trưởng trong một khoảng thời gian. Về lí thuyết là như vậy.
Khái niệm đốt coin nghe có vẻ mới mẻ và xa lạ, thực ra nó đã xuất hiện trong các thị trường tài chính truyền thống, đặc biệt là thị trường cổ phiếu. Đốt coin cũng giống như quá trình các công ty hoặc doanh nghiệp thu mua lại chính cổ phiếu do họ phát hành với mục đích làm giảm lượng cổ phiếu lưu thông trên thị trường và giá cổ phiếu sẽ tăng giá trong ngắn hạn do sự sụt giảm nguồn cung. Từ đó, người được lợi sẽ là công ty phát hành cổ phiếu & những người đang nắm giữ cổ phiếu đó. Hiệu ứng này sẽ lôi kéo những nhà đầu tư mới tham gia tìm mua cổ phiếu này vì nhận thấy nó đang tăng giá trong ngắn hạn, đồng thời hạn chế sự đầu cơ đến từ những nhà đầu tư không nằm trong đội ngũ phát triển của công ty đó.
Tương tự như vậy, mục đích của việc đốt coin chính là sự cân bằng lại quyền lợi của các bên tham gia (nhà đầu tư - đội ngũ phát triển dự án), đồng thời thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ dự án và sức tăng trưởng của đồng coin đó.
VẬY QUÁ TRÌNH ĐỐT COIN DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Thực tế, quá trình này nghe có vẻ phức tạp nhưng lại vô cùng đơn giản. Các dự án sẽ tạo ra một địa chỉ wallet (ví) được gọi là Dead Address (nếu bạn nào biết cách sử dụng các công cụ như Blockchain Explorer để theo dõi các giao dịch trong blockchain sẽ thường thấy một địa chỉ ví có đuôi là “deaD” hoặc 0x000…000, hoặc các ví này sẽ được đính kèm với hashtag hoặc flag “Burn”). Các ví này sẽ có một điểm chung, đó là chúng chỉ có thể nhận token được gửi đến và sẽ bị khóa tính năng gửi đi. Như vậy, lượng token gửi đến sẽ bị khóa lại tại ví này vĩnh viễn. Đó chính là cơ chế đốt coin.
Thông thường, việc đốt coin này sẽ được thực hiện bởi đội ngũ phát triển dự án, ví dụ như Binance Smart Chain hoặc Ethereum,...họ sẽ tiến hành các chiến dịch đốt coin định kì.Một số dự án như Cardano không có cơ chế đốt coin, thay vào đó nếu cộng đồng muốn tham giá quá trình này thì chỉ việc gửi lượng token muốn đốt vào địa chỉ ví định sẵn.
Khoan đã, vậy các dự án sẽ dùng nguồn tiền ở đâu để tiến hành buyback (mua lại) và đốt coin?
Điều này rất dễ để nhận biết. Hầu hết ở thời điểm hiện tại, các blockchain như Ethereum hay BNB sẽ trích một phần lợi nhuận để mua lại các token đang lưu thông và đem đi đốt. Số lượng token được burn đi hoặc số tiền được trích ra để buyback token sẽ do cộng đồng bỏ phiếu & có sự tham gia của đội ngũ phát triển dự án. Điển hình như đối với BNB Chain, hàng quý họ sẽ trích ra 20% lợi nhuận để tiến hành buyback token BNB và đốt đi cho tới khi tổng cung lưu hành hiện tại của BNB chỉ còn lại 100 triệu token.
KHI NÀO THÌ CÁC DỰ ÁN TIẾN HÀNH ĐỐT COIN? ĐIỀU NÀY CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Trước hết, cần phải xác định rằng, việc đốt coin là một trong những phương án vận hành của các dự án crypto với mục đích khác nhau tùy vào từng giai đoạn và thời điểm, thế nên, việc đốt coin cũng sẽ mang lại những tác dụng khác nhau, và cũng xuất hiện cả những vấn đề liên quan nữa.
Ví dụ, đối với những dự án đang xây dựng và phát triển, sau một thời gian vận hành, đội ngũ phát triển dự án nhận thấy việc họ xây dựng tokenomics chưa hoàn thiện, dẫn tới sự lạm phát họ sẽ tiến hành quá trình đốt coin để cân bằng lại nguồn cung, giảm phát & cân bằng lại thị trường.
Tuy nhiên, đối với những dự án mới ra mắt token thì quá trình đốt coin này sẽ không mang lại nhiều hiệu quả, vì khi token còn ít người biết đến và tính thanh khoản còn thấp, cũng như số lượng token holder (người nắm giữ token) quá ít thì việc đốt coin hoàn toàn vô nghĩa. Các dự án sẽ chỉ đưa ra quá trình này vào roadmap (định hướng phát triển) của họ để nhằm mục đích quảng bá & khiến cộng đồng cảm thấy tin tưởng đối với dự án mà thôi.
Ngược lại, đối với những dự án đã phát triển lâu dài, việc đốt coin cần rất cân nhắc và tính toán kĩ lưỡng. Bởi về bản chất, đốt coin sẽ khiến tổng cung lưu thông của đồng coin đó sụt giảm, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung và tăng giá rất nhanh. Đối với những blockchain như BNB hay Ethereum, Polygon… sử dụng chính đồng coin của blockchain đó làm phí giao dịch, thì nếu việc đốt số lượng coin quá lớn sẽ dẫn tới tình trạng phí gas tăng cao, khiến cho việc thực hiện các giao dịch bị chậm trễ và tắc nghẽn trong một khoảng thời gian, ảnh hưởng đến toàn bộ dự án. Để giải quyết vấn đề này, một số dự án đã đưa ra các cơ chế đốt coin khác nhau, nhằm mục đích vẫn đảm bảo việc giảm nguồn cung lưu thông của số lượng coin trên thị trường mà không gây ra vấn đề tắc nghẽn giao dịch do phí gas tăng cao, điển hình như BSC.
Mạng lưới BNB Chain đã đưa ra hai cơ chế đốt coin đó là auto burn và BEP-95. Trong đó, cơ chế auto burn sẽ được kích hoạt hàng quý dựa vào giá của đồng coin BNB. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, nếu giá của BNB tăng lên, thì số lượng coin bị đem đi đốt sẽ ít đi và ngược lại. Còn đối với cơ chế đốt BEP-95, một lượng coin sẽ được trích ra từ phí gas sẽ được đem đi đốt sau mỗi lần các block trên chuỗi BNB thực hiện giao dịch thành công. Mạng lưới validator của blockchain BNB sẽ quyết định số lượng coin bị đốt đi là bao nhiêu, cũng dựa vào giá và số lượng giao dịch trên blockchain đó.
Có thể nhận thấy rằng, cơ chế đốt coin sinh ra nhằm mục đích phục vụ việc giảm lạm phát của đồng coin trên thị trường, và là một giải pháp rất tối ưu cho những dự án đã phát triển và cần gia tăng tốc độ tăng trưởng. Không những thế, khi thị trường đang uptrend thì việc đốt coin sẽ khiến giá của đồng coin tăng lên, kèm theo đó là sự fomo (fear of missing out - nỗi sợ bỏ lỡ các cơ hội) của thị trường cũng sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, việc đốt coin cũng cần phải có sự điều chỉnh hợp lí cả về mặt thời gian và cách thức, bởi số lượng coin bị đốt đi sẽ vĩnh viễn mất đi khỏi cung lưu thông, điều này cũng sẽ khiến cho giá của đồng coin tăng lên một cách không có kiểm soát. Về dài hạn, đối với các dự án nền tảng như BNB hay Ethereum,.. sẽ gây ra tình trạng mất kiểm soát phí gas.
Vậy nên, khi tìm hiểu các dự án có cơ chế đốt coin, hãy cân nhắc và nghiên cứu thật kĩ để tránh né các rủi ro không đáng có cho các nhà đầu tư. Chúc các bạn đầu tư thành công!