* LƯU Ý : Bán tối đa 7,680 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
26,982 VNĐ |
25,982 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 7,599 | 24-11-2024 15:22:30 |
Mua | USDT | 7,599 | 24-11-2024 15:22:30 |
Mua | USDT | 7,599 | 24-11-2024 15:22:30 |
Farming là gì? Rủi ro khi Farming mà bạn chưa biết
Trong thời kì thị trường tiền mã hóa đang ngày càng trở nên phổ biến và có sự tham gia của số lượng lớn người dùng, nhất là đối với các ứng dụng tài chính phi tập trung nở rộ, đã có rất nhiều khái niệm mới được sinh ra và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, những hình thức tạo ra lợi nhuận bằng việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức Defi (viết tắt của cụm từ Decentralized Finance - Tài chính Phi tập trung) luôn thu hút được nhiều người tham gia. Đó là khái niệm Farming hay Yield Farming. Tuy nhiên, nếu tham gia khi chưa hiểu rõ về nó hoặc không lường trước những rủi ro thì bạn nên tham khảo bài viết này.
Farming là gì? Nó hoạt động ra sao?
Farming hay Yield Farming là một thuật ngữ trong thị trường tiền mã hóa, biểu thị cho hành động người dùng tạo ra lợi nhuận đến từ các tài sản tiền mã hóa của họ, cụ thể là việc tham gia cung cấp thanh khoản cho các ứng dụng Defi. Hình thức này có sự liên kết gần giống với AMM (viết tắt của cụm từ Automated Market Marker - tạo lập thị trường thụ động), giống với một số giao thức điển hình như Balancer, Mooniswap hay Uniswap.
Bản chất của Farming là việc các Liquidity Provider (người cung cấp thanh khoản) cung cấp thanh khoản của họ vào trong các liquidity pool của các giao thức DeFi. Khái niệm Liquidity pool hay đơn giản hơn là các smart contract có tiền ở trong đó, các pool này cho phép người dùng thực hiện các hoạt động giao dịch token, vay hoặc cho vay tiền mã hóa. Hình thức farming sẽ khá giống với việc chúng ta gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để nhận về lãi suất, còn ngân hàng sẽ sử dụng tiền của chúng ta để cho các đối tượng khác như cá nhân, doanh nghiệp vay vốn và nhận chênh lệch.
Có thể nói rằng, Farming là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và tác động rất lớn đối với các hệ sinh thái DeFi, bởi sức hấp dẫn về lợi nhuận cũng như giá trị mà nó mạng lại. Bởi vậy, có những thời điểm mà DeFi phát triển rực rỡ, khi dòng tiền đầu tư chảy vào trong mảnh ghép này rất mạnh thông qua các hình thức phân phối khác nhau dựa trên các giao thức sẵn có (bạn có thể tham khảo về Yam Finance, một giao thức DeFi rất nổi tiếng). Đã có những thời điểm, TVL (viết tắt của Total Value Locked - tổng giá trị bị khóa) trong hệ sinh thái Defi đã tăng lên gấp 7 lần, đạt con số 7 tỉ đô chỉ trong vòng hơn 3 tháng, đủ để cho thấy sức hấp dẫn từ lợi nhuận và tính ứng dụng cao của hình thức Farming.
Cần quan tâm đến điều gì khi tham gia vào Farming?
Thứ nhất, các bạn cần biết rõ một số nền tảng cho phép Farming hay Yield Farming trong Defi, có thể kể đến các tên tuổi như MakerDAO, Compound, Uniswap hay Curve Fianance. Các nền tảng này đều có cơ chế hoạt động gần tương tự nhau, với mục đích tạo sân chơi cho các nhà cung cấp thanh khoản kiếm lợi nhuận, và cung cấp thanh khoản, cung cấp nguồn tiền cho vay đối với các người dùng khác với mức lãi suất không quá cao, nhưng duy trì ở mức chấp nhận được và an toàn.
Điều thứ hai không kém phần quan trọng, đó là nếu chúng ta chỉ có một số tiền nhỏ để tham gia vào Yield Farming, hãy chấp nhận một điều rằng đây là cuộc chơi dành cho những người có tiền - hay trong thị trường tiền mã hóa, đó là các cá voi. Các cá voi là những người có số vốn từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đô, họ dùng số tiền đó đi farming để nhận lãi suất, nhưng hành động đó tạo sự FOMO rất lớn cho thị trường. Dòng tiền sẽ ồ ạt chảy về các nền tảng cho phép farming (do lãi suất hấp dẫn + việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào kiếm lời khiến cho lượng lớn người dùng kéo theo), và một khi các cá voi dừng việc farming và rút thanh khoản, hậu quả là những nhà đầu tư nhỏ và những người tham gia sau cùng sẽ là những người mất tiền. Đồng thời, farming cũng đòi hỏi người dùng phải sở hữu một lượng token quản trị của nền tảng cho phép farming, thế nên khi giá của token quản trị đã quá cao, rủi ro là điều khó tránh khỏi với những ai tham gia muộn.
Thế nhưng, xét cho cùng, farming vẫn là một hình thức kiếm thu nhập vô cùng hấp dẫn và là một mảnh ghép không thể thiếu của bất kì dự án nào, đặc biệt với các hệ sinh thái nền tảng đang phát triển, thì họ sẽ tập trung xây dựng các giao thức DeFi đi kèm với Farming để thu hút dòng tiền nhanh nhất có thể.
Vậy những rủi ro gì có thể gặp phải khi farming?
Mặc dù farming là một sân chơi rất thu hút các nhà đầu tư, tuy nhiên cũng có những rủi ro mà các bạn cần phải lường trước để có thể cân nhắc lựa chọn cũng như tìm hiểu trước khi quyết định tham gia vào farming.
Rủi ro thứ nhất : Lỗ hổng về bảo mật. Smart contract của các nền tảng cho phép farming luôn là mục tiêu tấn công của các hacker, bởi đơn giản, các nền tảng này có lượng TVL rất lớn. Các lỗ hổng bảo mật này sẽ được các hacker chú ý và liên tục quan sát để thực hiện các vụ tấn công. Có rất nhiều giao thức Defi trong lịch sử thị trường tiền mã hóa đã bị đánh cắp đi số tiền hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đô, gây tổn thất không nhỏ cho người dùng. Đồng thời, phần đông người sử dụng đều không có khả năng kiểm tra các smart contract để phát hiện ra các lỗ hổng được, thế nên rủi ro này vô cùng cao.
Rủi ro thứ hai, đó là các dự án scam (lừa đảo). Các dự án này thường có điểm chung đó là tạo ra lãi suất hấp dẫn, xây dựng các dự án farming với lời mời gọi dành cho các nhà đầu tư chỉ trong một thời gian ngắn có thể thu về lợi nhuận khủng. Một số dự án kiểu này cho phép nhà đầu tư farming với lãi suất lên tới 100%, thậm chí vài ngàn phần trăm. Và chỉ trong một thời gian ngắn, khi TVL của dự án đủ lớn, đội ngũ phát triển của dự án sẽ ôm tiền bỏ chạy. Để tránh các dự án như vậy, đòi hỏi người dùng phải có kinh nghiệm quan sát các dự án, khả năng nhận biết & đánh giá mức lãi suất cũng như lợi nhuận mà các dự án này hứa hẹn có thực sự phù hợp hay không?
Rủi ro thứ ba, đó là impermanent loss. Hiểu một cách đơn giản, đây là những khoản tổn thất tạm thời của các nhà cung cấp thanh khoản khi tham gia đóng góp thanh khoản trên các sàn AMM. Khoản lỗ này được tính dựa trên cơ chế chênh lệch giá trị của một loại token khi người dùng tham gia cung cấp thanh khoản và không cung cấp thanh khoản. Khi biến động giá của cặp tài sản càng cao thì impermanent loss người dùng phải chịu càng cao. Bởi thế, khi thị trường có những biến động mạnh, impermanent loss sẽ ảnh hưởng cực lớn đến người dùng tham gia farming. Ngoài ra, rủi ro về việc thị trường khi có biến động xấu sẽ ảnh hưởng đến các tài sản thế chấp, vị thế của người cung cấp thanh khoản cũng sẽ bị thanh lí theo các tài sản thế chấp. Người dùng cần lưu ý và cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định tham gia, nên lựa chọn các sàn farming uy tín và chấp nhận mức lãi suất phù hợp, tránh bị fomo, đồng thời nếu cảm thấy thị trường có biến động theo chiều hướng xấu, nên lựa chọn các phương án rút dần tài sản của mình ra để tránh thất thoát lớn.
Nhìn chung, farming vẫn là một hình thức đầu tư sinh lời rất hấp dẫn và có giá trị, các bạn hoàn toàn có thể tham gia với điều kiện hiểu rõ bản chất cũng như cách vận hành của các nền tảng Defi, cũng như trau dồi thêm kiến thức để có thể lựa chọn cho mình các hình thức đầu tư phù hợp mà vẫn đem lại hiệu quả với rủi ro thấp nhất có thể. Chúc các bạn thành công.