Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 18 : 20 : 07
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,570 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

27,368 VNĐ

26,368 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 7,549 19-04-2024 17:39:15
Mua USDT 7,499 19-04-2024 17:39:15
Mua USDT 4,567 19-04-2024 17:39:15

Hiệu ứng Bandwagon là gì?

Đây có lẽ là một trong những tình huống dễ gặp nhất đối với các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường tiền mã hóa: Khi bạn tìm thấy một dự án nào đó (có vẻ là tiềm năng) và bạn đang cân nhắc đến việc xuống tiền đầu tư vào dự án đó, thì bạn lại thấy một vấn đề: Dường như có rất ít người biết đến dự án này, họ có vẻ không quan tâm hoặc không có ý định mua token của dự án đó. Và suy nghĩ của bạn dường như bị thay đổi hoàn toàn 180 độ, bạn nhận thấy rằng số đông dường như không ai mua đồng coin đó cả, và bạn lập tức ngừng quyết định đầu tư vào dự án, ngay cả khi dự án rất tiềm năng.

Nếu bạn đã từng rơi vào trường hợp như vậy và cũng đưa ra quyết định tương tự, rất có thể, bạn đã gặp phải hiệu ứng Bandwagon. Bạn đã biết gì về hiệu ứng này chưa? Cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Vậy hiệu ứng Bandwagon là gì?

Theo khoa học, Bandwagon được mô tả là một hiệu ứng tâm lý, mà theo đó, chúng ta sẽ thực hiện lại một hành vi giống như những gì người khác đang làm, bất kể niềm tin hay nguyên tắc của chúng ta ra sao. Bandwagon bắt nguồn từ cụm từ “Jump on the Bandwagon” có nghĩa là “Nhảy lên đoàn tàu”. Nó mô tả hành vi của mọi người khi trở nên quan tâm, theo dõi hoặc thực hiện lại một hành động phổ biến của số đông, với mục đích để được người khác chấp nhận và công nhận quyết định của mình. Nghe có vẻ khá giống với tâm lý bầy cừu nhỉ.



Hiệu ứng Bandwagon thường xuất hiện ở đâu? Bạn có thể gặp hiệu ứng này ở rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, như chính trị (việc bỏ phiếu bầu cho người đang có nhiều số phiếu, thay vì một người mà bạn tìm hiểu kĩ), hành vi tiêu dùng và đầu tư, cụ thể là chứng khoán và tiền mã hóa. Hành vi này mang tính số đông và lôi kéo rất nhiều người làm theo.

Ví dụ: Một người mua token của một dự ABC nào đó vì thấy nhiều người cũng mua nó. Đó chính là hiệu ứng Bandwagon.

Hậu quả của hiệu ứng Bandwagon đó là xu hướng chạy theo đám đông một cách thiếu suy nghĩ đó có thể dẫn đến các hiện tượng tâm lý khác như suy nghĩ nhóm và hành vi bầy đàn. Những hành vi xã hội này có thể cản trở tư duy phản biện, cản trở tính khách quan và thúc đẩy sự thiên lệch nhận thức, và ý kiến cá nhân bị trì hoãn.

Đôi nét về hiệu ứng Bandwagon

Lần đầu mà cụm từ Bandwagon được nhắc đến là vào thế kỉ 19, dùng để chỉ sự kiện một đoàn tàu chở ban nhạc trong một cuộc diễu hành. 

Đó là sự kiện vào năm 1848, khi một nghệ sĩ nổi tiếng tên là Dan Rice đi khắp đất nước để biểu diễn, nhằm vận động tranh cử hành lang cho ứng viên tổng thống lúc đó là Zachary Taylor. Ban nhạc của Dan Rice lúc ấy đã trở thành một trong những chiến dịch vận động tranh cử nổi tiếng và vô cùng quan trọng với khẩu hiệu “jump on the bandwagon” - có nghĩa là nhảy lên đoàn tàu, để thể hiện sự ủng hộ của người dân với ứng cử viên tổng thống Zachary Taylor. Và điều kì lạ là có rất nhiều người cũng làm theo hành động này, mặc dù không hiểu ý nghĩa của việc nhảy lên tàu là gì.



Chiến dịch sau đó đã thành công rực rỡ và Zachary Taylor trở thành tổng thống thứ 12 của Hoa Kỳ. 

Tuy nhiên, hiệu ứng "bandwagon" không dừng lại ở đó. Chứng kiến ​​sự thành công của nó, rất nhiều các chính trị gia và ứng viên tranh cử tổng thống đã áp dụng hiệu ứng “bandwagon” để kêu gọi người dân ủng hộ mình, và chúng đều đã mang lại những hiệu quả nhất định.

Ngày nay, "bandwagon" trở thành một từ mang tính chỉ trích để mô tả hiện tượng ai đó muốn trở thành một phần của đám đông kể cả khi họ không thực sự hiểu hay tin vào hành động, hiện tượng đó.

Ứng dụng của hiệu ứng Bandwagon

Ở một khía cạnh xã hội, hiệu ứng Bandwagon là một hành vi mang tính tâm lí, khi con người ta thường sợ việc đi ngược lại đám đông hoặc trở thành thiểu số trong một vấn đề nào đó. Một số ví dụ của hiệu ứng Bandwagon trong các vấn đề đời sống như:

Chính trị

Người ta thường sẽ bỏ phiếu cho một ứng viên đang có nhiều phiếu bầu hơn vì hành vi tâm lí đám đông.

Hành vi tiêu dùng

Người tiêu dùng thường có xu hướng chọn lựa những sản phẩm được đại đa số người dùng khác lựa chọn và mua, mặc dù có thể nó không phù hợp hoặc không thực sự hữu dụng đối với họ. Họ tin rằng những gì số đông quyết định sẽ phù hợp và chính xác hơn.

Đầu tư và Tài chính

Hiệu ứng Bandwagon đặc biệt phát triển mạnh khi các nhà đầu tư có tâm lý FOMO hoặc FUD. Điều này lại tạo thành một xu hướng không bền vững trên thị trường tài chính.

Các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đổ xô mua token của một dự án nào đó, mặc dù chưa tìm hiểu kĩ về nó, hoặc vội vàng bán tháo cắt lỗ một dự án khi thấy số đông cũng đang thực hiện hành vi tương tự.

Làm thế nào để tránh hiệu ứng Bandwagon?

Việc loại bỏ hoàn toàn hiệu ứng này là một điều rất khó, bởi chúng ta luôn có những nỗi sợ vô hình từ trong tiềm thức. Cách duy nhất để vượt qua những điều đó chính là việc khống chế và kiểm soát cảm xúc của mình, tránh FOMO/FUD.

Benjamin Graham - người coi là cha đẻ của đầu tư giá trị, đã nói rằng "Ngay cả những nhà đầu tư giỏi nhất cũng cần một ý chí sắt đá để không chạy theo đám đông."

Bạn cần có sự rèn luyện cho cảm xúc và lí trí của mình, để luôn có tâm thế vững tin với những gì mình đã đặt ra và tin tưởng vào nó.