Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 11 : 32 : 04
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,640 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

27,080 VNĐ

26,080 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 7,599 24-04-2024 10:40:31
Mua USDT 7,599 24-04-2024 10:40:31
Mua USDT 7,599 24-04-2024 10:40:30

Indicator là gì? Các Indicators thường dùng trong TradeCoin

Indicator (Chỉ báo kỹ thuật)

Thị trường tài chính có nhiều phương pháp phân tích, mỗi phương pháp có ưu thế riêng. Trong quá trình đầu tư, mỗi trader sẽ tự chọn cho mình một phương pháp thích hợp, có thể là Phân tích Cơ bản hoặc Phân tích Kỹ thuật. Trong bài viết hôm này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về Indicatos, hay còn gọi là các Chỉ báo kỹ thuật thường dùng trong Phân tích Kỹ thuật để các trader mới vào nghề nhìn vào và phán đoán hướng đi sắp tới của thị trường. 

 

 

Về cơ bản, Indicators là những chỉ báo kỹ thuật cơ bản trong thị trường tài chính, được hình thành dựa vào khối lượng giao dịch, kết hợp với dữ liệu giá trong quá khứ và tổng hợp lại thành một công thức toán học, người dùng nhìn vào đó và dự đoán xu hướng của thị trường trong tương lại. Dữ liệu giá bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá đỉnh, giá đáy trong một khung thời gian nhất định, và những chỉ báo này được biểu thị dưới dạng mô hình biểu đồ. 

 

Đối với các nhà đầu tư non trẻ, có lẽ Indicators sẽ hữu ích và được tin dùng tính tỷ lệ chính xác khá cao. Tuy nhiên, đối với các trader kỳ cựu, việc áp dụng Chỉ báo Kỹ thuật chỉ mang tính tương đối, và họ sẽ vận dụng thêm kiến thức thị trường tại thời điểm đầu tư, cũng như tâm lý chung của thị trường để quyết định mua hay bán. 

 

Các Indicators thường dùng trong TradeCoin:

  • EMA: Hệ thống đường trung bình di động cấp số Exponential Moving Average
  • Bollinger (Bollinger Bands): Kết hợp đường MA (moving average) và độ lệch chuẩn
  • Keltner (Keltner channel): Đường trung bình động trung tâm cộng với các đường kênh ở khoảng cách trên và dưới
  • RSI: Chỉ báo động lượng dùng để đo mức độ thay đổi giá gần nhất, RSI thường đi trước giá
  • MACD: Biến động của các đường trung bình động với nhau, thường dùng để xác định điểm đảo chiều và độ mạnh của xu hướng
  • Stochastic: Chỉ báo dao động ngẫu nhiên là một chỉ báo xung lượng sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự
  • Volume: Khối lượng Giao dịch, thể hiện mức độ quan tâm của trader đến thị trường

 

Trên thị trường tài chính hiện tại có hàng ngàn Indicators khác nhau, mỗi trường phái giao dịch lại dùng một bộ Chỉ báo kỹ thuật riêng kết hợp với nhau để xác định điểm mua bán. Một trong những Chỉ báo kỹ thuật thường được dùng nhất là các đường phân kỳ MACD (Moving Average Convergence Divergence), và chỉ số RSI ( Relative Strength Index ), kết hợp với Volume để nhà đầu tư xác định có nên mua hoặc bán.

 

Có nên giao dịch đơn thuần chỉ bằng Indicators?

Ưu thế lớn nhất của các chỉ báo kỹ thuật chính là các bước đi của giá, lịch sử giá đều được tối ưu và thể hiện một cách đơn giản trên biểu đồ. Ngoài ra, cách sử dụng các chỉ báo cũng khá là đơn giản. 

 

Ví dụ: Đối với RSI: RSI vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì bán ra, và ngược lại RSI xuống dưới vùng 30 và cắt lên trở lại thì mua vào.

 

 

Mọi thứ được lập trình theo công thức khiến các trader, đặc biệt là trader mới vào nghề rất hứng thú trong việc dùng các chỉ báo này như một công cụ để mua bán vì họ không cần phải phân tích quá nhiều, chỉ cần biết dùng biểu đồ và có khả năng đọc hiểu là đủ, vì vậy mà việc ra quyết định mua-bán cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

 

Tuy nhiên, theo mình thì ưu điểm cũng chính là nhược điểm lớn nhất, khi mà bản thân người dùng bị chi phối bởi các tín hiệu, thì có vẻ như nhà đầu tư lại bị lệ thuộc quá vào nó, điều này đặc biệt rất thường thấy ở các nhà đầu tư mới vào nghề.

 

Trong phần này mình nhấn mạnh lại một lần nữa, Indicators thực chất chỉ là công thức tính toán được lập trình dựa trên giá và khối lượng giao dịch trong lịch sử. Và tất nhiên giá sẽ không thể nào mãi mãi đi theo một công thức cố định, sẽ có lúc lệch ra khỏi quỹ đạo giá thường thấy. Và Trader muốn sử dụng thành thục các chỉ báo thì điều đầu tiên cần phải học chính là bản chất cốt lõi bên trong của Indicators, để khi tín hiệu xuất hiện, nhà đầu tư có quyết định đúng đắn với việc nên dùng hay không nên dùng. Thậm chí có lúc tín hiệu còn xuất hiện quá sớm hoặc quá muộn khiến quyết định của bạn trở nên sai lầm. Mình sẽ phân tích chi tiết hơn về phần này ở một bài khác.

 

Nói tóm lại, để trade coin thành công ngoài Indicators, các trader cần kết hợp nhiều yếu tố như tâm lý thị trường, biên độ giá, khối lượng giao dịch. Bài viết trên chỉ bao gồm những thông tin căn nhất về các Chỉ báo kỹ thuật để các trader nghiệp dư sử dụng khi bắt đầu hành trình TradeCoin. Trước khi bước vào giao dịch, bạn cũng nên cân nhắc về số tiền mà bạn bỏ ra và sẵn sàng mạo hiểm số tiền đó để có những bài học đầu tiên. Thị trường tài chính là một sân chơi vô cùng khốc liệt, có thể nuốt chửng toàn bộ số tiền bạn bất cứ lúc nào, hãy thận trọng trước khi quyết định đầu tư.