* LƯU Ý : Bán tối đa 7,680 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
26,977 VNĐ |
25,977 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 7,439 | 23-11-2024 19:16:12 |
Mua | USDT | 7,439 | 23-11-2024 19:16:10 |
Mua | USDT | 7,439 | 23-11-2024 19:16:07 |
IPO và những rủi ro tiềm ẩn khi triển khai hoạt động
Các hoạt động trên lĩnh vực giao dịch tài chính đang hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng chỉ số uy tín với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Hoạt động được nhắc đến ở đây chính là IPO, nếu bạn là người mới tìm hiểu và chưa hiểu rõ về khái niệm này hãy cùng chúng tôi điểm lại tổng quan kiến thức xoay quanh thuật ngữ IPO đang vô cùng thịnh hành trên thị trường tài chính, bao gồm cả chứng khoán lẫn tiền điện tử ở trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm Hiểu IPO Là Gì
IPO là khái niệm để nói về công ty doanh nghiệp lần đầu huy động dòng vốn mang tính chất rộng rãi từ đại chúng sang hình thức phát hành cổ phiếu và đưa những cổ phiếu đó ra mắt trên các sàn giao dịch.
Ngoài ra IPO còn là ký tự viết tắt của Initial Public Offering hay còn được hiểu là lần phát hành ra mắt đầu tiên với công chúng! Mà ở đây, cụm từ “công chúng” chính là chỉ những nhóm các nhà đầu tư bao gồm cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ với giá trị chào bán đủ lớn.
Để nói về các thương vụ IPO trên thị trường tài chính, điều quan trọng nhất đó là công ty đã sẵn sàng để ra mắt công chúng và liệu có đủ năng lực để giành được thị phần. Sau khi đạt đủ những điều kiện đó mới đến bước công khai niêm yết, bao gồm các sàn giao dịch nào chấp nhận, giao dịch bằng giao thức nào, ai là nhà cung cấp phần cứng và thậm chí cả ứng dụng DeFi. Những tiêu chí này tạo nên uy tín cho một lộ trình IPO vững chắc, có như vậy mới đủ sức hút và sự quan tâm từ các nhà đầu tư trên thị trường.
Và sau lần đầu phát hành trên sàn giao dịch với công chúng đó, công ty cổ phần thực hiện huy động vốn sẽ dần trở thành một loại hình công ty đại chúng mà đến nay vẫn còn được gọi là công ty cổ phần đại chúng.
Mục Tiêu Hoạt Động Của IPO
Tôn chỉ hoạt động của IPO luôn muốn duy trì và ổn định cũng như hoàn thiện để tăng cao nguồn vốn cho công ty cổ phần đó và từ đó có thể phát triển và đẩy mạnh phạm vị thị phần của doanh nghiệp được vững vàng hơn.
Việc phát hành và niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán là một hình thức quen thuộc để gia tăng nguồn vốn cũng như tạo nhiều cơ hội cơ cấu tài chính cho chính doanh nghiệp đó.
Một mặt khác về lợi ích từ việc chấp thuận phát hành IPO chính là đơn giản hóa việc sở hữu cổ phần tới các cá nhân công tác và làm việc tại công ty đó được sở hữu một phần cổ phiếu, đây là một cách làm không chỉ giữ vững nhóm nhân sự trung thành tại doanh nghiệp mà còn hạn chế việc nhân viên lâu năm “thiếu trách nhiệm” với vị trí của mình trong công ty.
Còn đối với mục tiêu chi tiết trong hoạt động và tổ chức của IPO, mời quý bạn đọc giả cùng tham khảo thêm dưới đây:
– Hoạt động nhằm khẳng định rõ ràng, chắc chắn vị thế của công ty và nguồn lực ổn định trước công chúng, củng cố gia tăng thương hiệu của doanh nghiệp và tạo độ tin cậy với khách hàng, người đầu tư,…
– Tạo ra nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ trong huy động vốn và lực lượng hỗ trợ đến từ các nhà đầu tư cộng đồng quy mô lớn, mở rộng phạm vi hoạt động
– Áp dụng IPO vào doanh nghiệp mang lại nhiều giá trị thực tiễn và kết quả rõ ràng hơn so với cách thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong quá khứ
– Doanh nghiệp khi hoạt động theo phương thức cổ phần là “đất lành” cho nhiều nhà đầu tư góp vốn và thu hút nhiều nguồn nhân lực mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển và gia nhập nhiều đội nhóm nhân sự có năng lực
– IPO được đánh giá là một quá trình không thể thiếu trong các bước sáp nhập và mua lại các công ty nhỏ có nhiều tiềm năng trong tương lai
Có Phải Doanh Nghiệp Nào Cũng Thực Hiện IPO?
Qua những kết quả được kể trên từ việc áp dụng IPO vào doanh nghiệp tuy nhiên không phải đối với mọi công ty đều có thể thực hiện IPO một cách dễ dàng và tùy tiện.
Việc triển khai IPO bài bản và có “tiêu chuẩn” không hề thấp vì vậy để có thể tiến hành IPO ra mắt đại chúng các doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn ngặt nghèo cụ thể như sau:
– Bắt buộc công ty đó phải có số vốn điều lệ trong sổ sách kế toán vào thời điểm bắt đầu đăng ký thủ tục phát hành ra mắt đại chúng – IPO từ 10 tỷ Việt Nam đồng trở lên
– Các hoạt động kinh doanh của công ty đó bắt đầu từ năm gần nhất cho đến thời điểm đăng ký tham gia IPO phải có lãi, không được hòa vốn hay lỗ
– Luôn sẵn sàng có kế hoạch, dự trù và phương án cụ thể khi tham gia thực hiện IPO. Đồng thời các nguồn vốn khi bắt đầu huy động sau tham gia IPO phải được Hội đồng quản trị chấp thuận và cam kết 100% về trách nhiệm
– Doanh nghiệp đang hoạt động dưới sự quản lý và vốn 100% từ Nhà nước bắt buộc phải chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần
– Doanh nghiệp muốn tham gia thực hiện IPO nhưng thuộc lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng phải ít nhất đã từng có 1 dự án đầu tư với đề án phát triển kinh tế – xã hội thuộc cấp Bộ hoặc Ngành hay 1 dự án đã được cấp thẩm quyền, bảo lãnh phát hành tài chính và chứng khoán
– Các doanh nghiệp đang có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải chuyển đổi sang đăng ký về công ty cổ phần và lập hồ sơ đăng ký hoạt động IPO qua tư vấn công ty chứng khoán
Rủi Ro Khi Triển Khai Hoạt Động IPO
Song song với những tiềm năng và kết quả thực tiễn mang lại cho doanh nghiệp khi phát hành ra mắt đại chúng, IPO cũng tồn tại những rủi ro nhất định mà mỗi chủ doanh nghiệp và ban lãnh đạo cần phải nắm rõ.
– Tính minh bạch trong thông tin mà công ty đưa ra với công chúng, tránh hệ lụy liên quan đến giá trị thông tin
– Áp lực đè nén luôn tồn tại về duy trì tăng trưởng của doanh nghiệp
– Phát sinh nhiều chi phí như: kế toán thu chi sổ sách, tư vấn pháp lý, ngân hàng đầu tư, giao dịch trung gian, chi phí phát hành cổ phiếu lên sàn giao dịch,…
– Chủ doanh nghiệp thực sự khi chọn lựa phát hành cổ phiếu được ra mắt sẽ mất dần quyền kiểm soát và phải chia sẻ quyền quản lý trong các hoạt động của công ty và luôn phải lắng nghe biểu quyết của các cổ đông
– Song song với lợi ích cùng hưởng, hội đồng quản trị và cổ đông phải cùng chịu trách nhiệm về pháp lý và các báo cáo, quy định trước công chúng
Thương vụ IPO kinh điển tại Việt Nam.
Một trong những thương vụ IPO nổi bật nhất ở Việt Nam phải kể đến Công ty sữa Vinamilk (mã : VNM). Thậm chí các nhà đầu tư chứng khoán khi mới chập chững bước chân vào nghề Trader đều rỉ tai nhau mua mã VNM để có lợi nhuận tăng trưởng bền vững. VNM lần đầu tiên ra mắt công chúng khi IPO vào năm 2006 với mức giá hơn 30 nghìn/ cổ phiếu và trong tăng 15 năm, hiện tại VNM có giá 98.5k nghìn/ cổ phiếu, đỉnh điểm có thời gian đạt mốc giá 145k.