* LƯU Ý : Bán tối đa 7,680 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
26,932 VNĐ |
25,932 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 4,369 | 24-11-2024 23:18:56 |
Mua | USDT | 4,369 | 24-11-2024 23:18:56 |
Mua | USDT | 7,680 | 24-11-2024 23:18:56 |
Kyros Kompass: Tìm hiểu về meta-transaction relayer
Khái niệm Relayer là gì?
Trong hệ thống blockchain, có thể relayer là:
(i) Nơi tổng hợp các lệnh vào chung cuốn sổ cái (orderbook) để người dùng có thể lưu trữ và tìm kiếm lệnh bên ngoài blockchain (off-chain) dễ dàng hơn; chỉ có giao dịch khớp lệnh cuối cùng mới được gửi lên blockchain.
(ii) Một đơn vị thứ 3 thay mặt người dùng thực hiện giao dịch (meta-transaction) và trả phí bằng token , đổi lại, người dùng sẽ phải trả cho họ khoản phí (bằng đơn vị token khác);
(iii) Một đơn vị thứ 3 chịu trách nhiệm sẽ làm “cầu nối” giữa các nền tảng blockchain. Các relayer sẽ xuất hiện trong các dự án về cross-chain giống như LayerZero hay RelayChain.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ chỉ đề cập tới nghĩa thứ 2 của giao thức relayer.
Cách mà các relayer hoạt động được gói gọn trong 2 chữ: meta-transaction, hay còn được gọi là gasless transaction, tức là giao dịch không thu phí.
Khái niệm Meta-transaction relayer là gì?
Meta-transaction trên mạng Ethereum và EVM
Có thể hiểu đơn giản, meta-transaction là các giao dịch mà trong đó có kèm theo dữ liệu về giao dịch thực actual transaction, được tạo ra và ký xác nhận bởi một cá nhân, sau đó được gửi lên blockchain của bên thứ 3 (relayer).
Paymaster - hợp đồng thông minh, là đơn vị chịu trách nhiệm trả phí gas. Đổi lại, người dùng sẽ phải trả thêm khoản phí dịch vụ. Hợp đồng thông minh được gọi là forwarder sẽ xác thực chữ ký của người gửi và chuyển tiếp tới một hợp đồng nhận. Hợp đồng nhận recipient contract ở đây chính là “điểm đến” cuối cùng mà người gửi muốn hướng đến trong hành trình của mình. Nó sẽ thực hiện giao dịch các actual transaction ở bên trong meta-transaction.
Hình 1: Hoạt động của Meta-transaction ở trên Gas Station Network
Để không xuất hiện việc đi ngược lại với triết lý phi tập trung của blockchain, relayer và paymaster sẽ hoạt động cạnh tranh với nhau theo mạng lưới trên RelayHub. Vì thế, khách hàng sử dụng GSN sẽ không cần phải quan tâm đến danh tính của các relayer mà vẫn có thể tin tưởng và sử dụng các relay server để gửi tiếp các giao dịch.
Đây chính là cách mà Gas Station Network (GSN), hệ thống relayer cho meta-transaction ở trên mạng Ethereum, hoạt động.
Meta-transaction trên mạng Solana
Trên mạng Solana, cách thức mà meta-transaction hoạt động sẽ khác một chút, vì người dùng có quyền trực tiếp chỉ định xem ai là người phải trả phí gas. Người được chỉ định sẽ phải ký vào giao dịch để giao dịch đó được thông qua, từ đó giảm được khâu kiểm định và xác nhận của forwarder giống như trong hệ thống của GSN.
Lấy ví dụ từ dự án Octane hiện vẫn đang trong giai đoạn alpha, quy trình này được diễn ra như sau:
Hình 2: Hoạt động Meta-transaction của dự án Octane trên Solana
(i) Đầu tiên, người dùng A sẽ thêm vào giao dịch (transaction –txn) 2 hướng dẫn: một là chuyển phí cho relayer, hai là chỉ định số tiền cần chuyển cho người dùng B, ở trong trường hợp này, chúng ta cần giả định trường hợp ví của người dùng A có đủ tiền để trả phí cho relayer và chuyển khoản cho người dùng B, tuy nhiên, vì không có sẵn SOL trong ví nên người dùng A cần phải thông qua relayer để gửi tiền cho người dùng B.
(ii) Người dùng A cần cài đặt người trả phí ( tính bằng SOL) là relayer, thay vì là mình;
(iii) Người dùng A ký xác nhận vào transaction;
(iv) Người dùng A gửi transaction này lên API server của relayer;
(v) Relayer sẽ xác nhận xem trong transaction này, mình đã nhận được phí chưa;
(vi) Nếu rồi, relayer sẽ ký nhận rồi chuyển lại cho người dùng A;
(vii) Người dùng A thêm chữ ký của relayer vào transaction rồi gửi lên mạng lưới của Solana.
Ưu điểm và nhược điểm của meta-transaction
Ưu điểm của meta-transaction
Ưu điểm phải nhắc đến đầu tiên của meta-transaction, đối với các blockchain EVM chính là việc tối giản trải nghiệm của người dùng khi bước chân vào crypto.
Họ không cần phải sở hữu trước loại tiền điện tử nào trước khi có những trải nghiệm đầu tiên với dApp hay web3. Việc ứng dụng meta-transaction không cần tới ví phi lưu ký (non-custodial wallet) nhưng đội ngũ phát triển cần có hệ thống lưu trữ key hoặc mật khẩu để gỡ bỏ các rào cản về mặt kỹ thuật của các loại ví phi tập trung của người dùng.
Ngoài ra, việc có bên thứ 3 đứng giữa sắp xếp cũng sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng lên blockchain bởi các giao dịch đến từ DApp có thể được xử lý và rút gọn thành giao dịch cuối cùng để gửi lên blockchain chính.
Nhược điểm của meta-transaction
Thế nhưng, meta-transaction relayer vẫn tồn tại 2 nhược điểm lớn:
Không phải hợp đồng thông minh nào cũng có thể hỗ trợ meta-transaction;
Dù các giao thức relayer có thể sử dụng “mạng lưới” các relayer để phi tập trung quy trình thực hiện giao dịch cho người dùng, tuy nhiên, điều này vẫn không thể đảm bảo hoàn toàn được mạng lưới sẽ không gian lận và lũng đoạn trong quá trình giao dịch nhằm trục lợi riêng cho mình.
Vì sao relayer lại quan trọng với crypto?
Ngoài Gas Station Network (GSN), một số giao thức DeFi khác cũng áp dụng meta-transaction để giúp trải nghiệm của người dùng trở nên dễ dàng và mượt mà hơn. ZeroSwap - dự án aggregator tổng hợp thanh khoản từ AMM trên 0x hay Colony, đây là dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng cho các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) cũng đã có ứng dụng meta-transaction.
Gelato Network - mạng lưới các robot chạy tác vụ tự động phi tập trung giúp các lập trình viên tự động hoạt động của hợp đồng thông minh, cũng sử dụng meta-transaction trong hạ tầng. Gelato kết nối các lập trình viên có nhu cầu tự động hợp đồng thông minh với những người điều hành cơ sở hạ tầng chịu trách nhiệm chạy bot, nhận về khoản phí dịch vụ tương ứng. Để hoàn thành các thao tác từ người dùng, Gelato cần có phí gas để tương tác qua lại với blockchain và meta-transaction relayer sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu này.
Thế nhưng, việc tự xây dựng hệ thống relayers để ứng dụng meta-transaction sẽ tốn nhiều tài nguyên về thời gian và công sức cho các dự án crypto. Vì vậy, đã có các giải pháp về meta-transaction được xây dựng để tối ưu hóa quy trình này, những cái tên nổi bật nhất trong đó là Gas Station Network (GSN) và Biconomy.
Bên cạnh DeFi, các nền tảng NFT hay các nhãn hàng ở thị trường truyền thống cũng muốn gia nhập vào sân chơi Web3 thông qua NFT cũng sử dụng relayers với mục đích giảm bớt rắc rối cho khách hàng – những người vẫn còn lạ lẫm với công nghệ này.
Biconomy là giao thức hỗ trợ điều này: Một trong ba sản phẩm chính– Gasless Transactions – sẽ cho phép các dự án khác “tài trợ” phí giao dịch cho người dùng, bất kể đó là giao dịch NFT hay DeFi. Hồi tháng 8 năm 2021, hãng thời trang D&G, một nền tảng NFT dành cho các sản phẩm đã hợp tác với Biconomy để thực hiện chiến dịch Glass Box NFT, gồm các NFT cho phép người dùng hưởng thụ các tiện ích trên cả metaverse lẫn ngoài đời thực từ hãng thời trang D&G.
Mặc dù còn vài nhược điểm cần khắc phục nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các relayer đối với việc giúp cho trải nghiệm trên các DApp trở nên đỡ gập ghềnh hơn, đặc biệt là khi các dự án của thị trường crypto đang gặp khó trong việc mở rộng nhóm khách hàng mới bởi yêu cầu hiểu biết về kỹ thuật đối với những người dùng là khá nhiều.
Có thể hình dung việc xây dựng relayer giống như việc làm đường cao tốc thu phí tự động, mặc dù tốn kém ban đầu, nhưng lợi ích về hạ tầng giao thông hay kết nối mạng lưới sẽ được thông thoáng và hiệu quả hơn rất nhiều trong tương lai.