* LƯU Ý : Bán tối đa 7,700 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
26,933 VNĐ |
25,933 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 4,369 | 21-11-2024 20:33:48 |
Mua | USDT | 7,699 | 21-11-2024 20:33:48 |
Mua | USDT | 7,699 | 21-11-2024 20:33:47 |
Một sàn giao dịch Bitcoin khởi kiện Ngân hàng trung ương Hà Lan vì quy tắc KYC gây phiền toái
Mới đây, Bitonic – Một sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Hà Lan đã đệ đơn lên tòa án Rotterdam để kiện Ngân hàng trung ương De Nederlandsche Bank (DNB) nhằm yêu cầu tạm dừng các quy đinh xác minh ví điện tử mà ngân hàng này đã ban hành vào tháng 11/ 2019.
“KYC – Know Your Customer, hay còn gọi là Thấu hiểu khách hàng, là một từ ngữ được dùng để chỉ các bước xác minh danh tính khách hàng trong mạng lưới tiền điện tử hay một dự án ICO chưa hoặc sắp lên sàn. KYC là một bước tiêu chuẩn trong hoạt động tài chính nhằm mục đích xác thực danh tính và hỗ trợ bảo mật nhiều lớp để đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư.”
Vào tháng 11 năm 2019, Ngân hàng trung ương của Hà Lan, De Nederlandsche Bank (DNB) đã đưa ra những quy định về giao dịch tiền điện tử nhằm đảm bảo khách hàng của họ phải tuân thủ các tiêu chuẩn KYC tài khoản khách hàng. Quy định này bao gồm các bước nghiêm ngặt để xác minh ví tiền, Bitonic cho rằng đó quả thật là một sự phiền toái, luật xác minh ví tiền điện tử mà ngân hàng này đưa ra đã gây ra rất nhiều tranh cãi.
Theo cáo buộc của Bitonic, DNB được cho là đã không giải quyết được những lo ngại mà Bitonic đã đưa ra về quy tắc bảo mật thông tin khách hàng đối với phương thức KYC mới. Sàn giao dịch này cũng tiết lộ, gần đây các công ty tài chính đã đưa ra nhận định của chuyên gia tài chính nói rằng quy định KYC của ngân hàng trung ương không hợp lý và không có bất kỳ giá trị pháp lý nào. Đối với Bitonic, các phương thức xác minh quét mã ví điện tử đang vi phạm luật hiện hành về quyền riêng tư của khách hàng.
Nói về mục đích của vụ kiện, Bitonic viết: “Mục tiêu của chúng tôi là có thể nhanh chóng dừng quá trình xử lý toàn bộ dữ liệu cá nhân mà DNB áp đặt lên chúng tôi”. “Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phía tòa án xem xét lập trường của DNB để làm rõ liệu các yêu cầu về xác minh tài khoản của DNB có hợp pháp hay không”, Bitonic nói thêm trong thông báo của mình.
Người phát ngôn của Bitonic nói rằng họ lấy làm tiếc khi buộc phải giải quyết bằng cách đệ đơn ra tòa án nhưng động thái này là cần thiết. Đại diện Bitonic cũng tiết lộ rằng các sàn giao dịch khác đã bày tỏ sự phản đối đối với các tiêu chuẩn KYC của ngân hàng trung ương: “Chúng tôi không biết liệu các thủ tục tương tự có được quy định bởi các ngân hàng khác hay không, nhưng chúng tôi tin rằng tòa án sẽ nhận ra sự liên quan không chỉ với ngành công nghiệp tiền điện tử mà còn cả tính bảo mật thông tin của khách hàng.”
Ngày 17 tháng 11 năm 2020, (DNB) đã cấp quyền cho Bitonic để trở thành nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử. Ngân hàng trung ương của Hà Lan thông báo rằng họ đã áp dụng các quy tắc Chống rửa tiền (AML) mới, và họ yêu cầu khách hàng của tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử địa phương phải chứng minh rằng họ kiểm soát địa chỉ rút tiền được liên kết với tài khoản của họ. Đồng thời phía DNB cũng đưa ra yêu cầu về các biện pháp kiểm soát bổ sung để xác minh việc sở hữu, sử dụng ví và địa chỉ tiền điện tử. Với động thái này, chỉ những giao dịch rút tiền mà người dùng đưa ra đầy đủ chi tiết mục đích rút tiền, và trạng thái sở hữu ví thì mới có thể rủ được tiền. Có nghĩa là khách hàng của các sàn giao dịch Hà Lan hiện phải cung cấp lý do đằng sau việc mua bán Bitcoin và loại ví họ sử dụng. Tuy nhiên bên phía sàn giao dịch Bitonic phản đối các biện pháp này và giải thích rằng yêu cầu này thiếu cơ sở pháp lý thích hợp.
Bitonic cho rằng các quy tắc mới này “không hiệu quả và không cân đối”, và họ cũng không nhận được bất cứ câu trả lời thuyết phục nào cho những câu hỏi cơ bản đã đặt ra về vấn đề này. Điều này gây làn sóng phẫn nộ đối với người dùng, việc cung cấp bằng chứng về quyền sở hữu là xâm phạm quyền tự do sở hữu tài sản cá nhân và là một bước đi không mấy hiệu quả. Mối quan tâm của Bitonic nằm ở việc yêu cầu xác minh ví bổ sung do DNB đặt ra và cách thức thực hiện điều này trong quy trình đăng ký. Ngoài ra, họ vẫn chờ câu trả lời từ DNB, trong quá trình đó công ty này cũng đang bị buộc phải làm việc với khách hàng theo quy định KYC từ phía ngân hàng trung ương đưa ra, và các quy định này đang vi phạm các nguyên tắc về bảo mật quyền riêng tư của khách hàng. Để tránh phải làm như vậy, vào đầu năm nay, Bitonic một lần nữa đã yêu cầu DNB hủy bỏ quy định đã ban hành, tuy nhiên yêu cầu này lại bị từ chối. Mục tiêu của Bitonic đơn giản chỉ là có thể nhanh chóng tạm dừng quá trình xử lý toàn diện dữ liệu cá nhân mà Ngân hàng trung ương đã áp đặt lên các sàn giao dịch tiền điện tử.
Như các báo cáo trước đây của Cointelegraph, các yêu cầu KYC bổ sung đang gây ra sự không hài lòng đối với một số nhà giao dịch tiền điện tử trong nước. Bitstamp (một sàn giao dịch bitcoin có trụ sở tại Luxembourg) đã phải đối mặt với một số lời chỉ trích về sự thiếu sót của sàn giao dịch đối với các chính sách của DNB, tuy nhiên DNB lại một lần nữa im lặng, họ không trả lời bất cứ điều gì về bình luận này. Trong khi DNB không nêu rõ các biện pháp này sẽ ngăn người dùng giả mạo quyền sở hữu và ngăn chặn hành vi rửa tiền như thế nào thì Bitonic vẫn không đồng ý với quyết định điều chỉnh của DNB và đã mời người dùng cùng gửi đơn khiếu nại.