Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 10 : 58 : 06
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,640 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

27,163 VNĐ

26,163 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 7,599 25-04-2024 10:32:34
Mua USDT 7,599 25-04-2024 10:32:34
Mua USDT 7,599 25-04-2024 10:32:34

Pi Network Là Gì? Là Trò Lừa Đảo Hay Bitcoin Thứ 2?

Thời gian gần đầy, trên các trang cộng đồng Crypto liên tục xuất hiện các bình luận quảng cáo đào Pi, và những chủ đề liên quan đến Pi Network xuất hiện ngày càng dày đặc trên các diễn đàn. Những người mời tham gia giới thiệu mã mời và đưa ra những tiềm năng khổng lồ trong tương lai của Pi với hi vọng Pi sẽ phát triển bền vững để trở thành một Bitcoin thứ hai. Vậy rốt cuộc Pi Network là gì? Và liệu đây có phải là một dự án có tiềm năng tăng trưởng thật sự hay đơn thuần chỉ là chiêu trò lừa đảo và người tham gia chỉ đang tốn thời gian với nó? Bài viết sau đây sẽ phần nào nói rõ hơn về đồng tiền ảo đang có sức hút trên các diễn đàn.

 

 

Pi Network là gì?
Dự án Pi Network hình thành từ tháng 8 năm 2018, nhưng đến ngày 14.3.2019 mới bắt đầu khởi động khi ứng dụng đào Pi trên di động ra mắt cộng đồng. Theo cập nhật trên website chính thức của Pi Network, những người sáng lập tuyên bố Pi là một loại tiền kỹ thuật số mới có và tương lai sẽ có giá trị giao dịch tương tự như những đồng tiền kỹ thuật số đang lưu hành trên thị trường tài chính . 

 

Nhiều người so sánh Pi với Bitcoin, cho rằng Pi được khai thác liên tục với số lượng lớn một ngày, không như Bitcoin giới hạn số lượng, nên tương lai Pi sẽ không có giá trị. Tuy nhiên, theo giới thiệu từ trang web chính thức minepi.com, Pi Network được tạo ra với mục đích tạo ra một đồng tiền điện tử có thể lưu thông trên thị trường, và Pi không phải để dự trữ, vậy nên số lượng Pi đào không ảnh hưởng đến giá Pi trong tương lai. Đây vẫn chỉ là lời hứa hẹn từ các nhà sáng lập, bản thân người tham gia vẫn phải chờ đợi mới thấy được kết quả.

 

Làm thế nào để tham gia vào Pi Network?
Cách khai thác Pi cũng cực kỳ đơn giản, người dùng chỉ cần một chiếc smartphone cài ứng dụng Pi. Sau khi tải về, ứng dụng này cho phép bạn truy cập và phát triển cộng đồng Pi của mình, người dùng chỉ cần cập nhật đủ thông tin là có thể bắt đầu đào Pi. Sau khi xác minh số điện thoại và tham gia VTBM (vòng tròn bảo mật với tối đa 5 thành viên), tốc độ khai thác sẽ được tăng lên. Nếu tạo được cộng đồng của riêng mình (mời thêm người dùng) thì tốc độ khai thác cũng tăng lên đáng kể.

 

Ưu thế của Pi Network là dễ cài đặt, dễ khai thác, không cần kết nối mạng, và những người không hiểu gì nhiều về tiền điện tử cũng có thể tham gia, chỉ cần cài đặt và bấm vào “tia sét” hàng ngày, Pi sẽ tự động chảy về tài khoản của người dùng mà không cần làm gì thêm, sau mỗi 24h sẽ có một thông báo nhắc bạn tiếp tục đào Pi.

 

Pi được phân phối đều cho người tham gia, an toàn cho người dùng và lượng tiêu thụ pin rất nhỏ, đơn giản chỉ là cài đặt ứng dụng trên điện thoại, đăng nhập và “điểm danh” hàng ngày. Thậm chí ngay cả khi người dùng tắt điện thoại, tắt mạng, tắt luôn cả ứng dụng, thì Pi vẫn liên tục được đào, và theo chia sẻ từ cộng đồng, việc đào Pi cũng không ảnh hưởng đến hiệu suất của điện thoại.

 

 

Chính vì quá dễ khai thác nên thời gian gần đây, những người mời tham gia Pi xuất hiện ngày càng nhiều, và tiền mã hóa Pi mặc dù chưa được giao dịch trên sàn tài chính nhưng vẫn đang tạo được sức nóng đối với cộng đồng ‘đào’ tiền điện tử free trên khắp thế giới. Theo thông báo từ Pi, vào ngày 21 tháng 12: Nhóm PI đã trao đổi 10000PI cho tên miền PI.APP, đây là lgiao dịch trao đổi hàng hóa thực sự đầu tiên bằng Pi xu. Hiện nay trên các diễn đàn vẫn có rất nhiều những bài viết chia sẻ về những giao dịch được thực hiện bằng Pi, tuy nhiên đó vẫn chỉ là hình ảnh và chưa có tổ chức hay bất cứ ai chứng minh được giao dịch đó là có thực.

 

Do có cách khai thác của Pi quá dễ dàng, nên nhiều người nghi ngờ Pi Network chỉ là một chiêu trò đa cấp để lôi kéo người dùng tham gia ứng dụng. Trong khi đó, theo thông tin chính thức từ trang web minepi.com thì Pi Network là tâm huyết của một nhóm sinh viên và giáo sư đến từ Đại học Stanford, và mục đích của họ là tạo ra loại tiền điện tử mà người dùng có thể sở hữu và không mất phí giao dịch cho các bên trung gian hay ngân hàng, cũng không cần lo ngại việc xâm phạm bảo mật thông tin cá nhân.


Theo thông tin mình cập nhật được thì người đứng đầu Pi Network là Dr. Nicolas. Ông hiện đang là postdoc và giảng dạy trực tiếp tại ĐH Standford. Nicolas từng là CTO của StartX, một công ty với vốn hóa hàng triệu đô chuyên hỗ trợ khởi nghiệp, nằm dưới sự bảo trợ của ĐH Stanford. Ông từ bỏ vị trí Giám đốc công nghệ vào năm 2018 dể dồn toàn bộ tâm huyết vào Pi. Trang thông tin chính thống của Standford cũng đưa ra bài viết về Pi khi nó vừa ra đời. Đại học Standford  là một trường đại học lâu đời có danh tiếng trên toàn cầu, và điều này khiến cho thêm nhiều người tin tưởng vào Pi.

 

Ngoài ra, tương tự như Bitcoin cách đây 10 năm, Pi vẫn đang được các nhà sáng lập tặng miễn phí cho cộng đồng. Các thành viên của cộng đồng Pi Network tại Việt Nam cho biết, trong tương lai Pi sẽ được niêm yết để giao dịch trên các sàn tài chính quốc tế. Thậm chí giá trị của Pi có thể sẽ tăng đến hàng trăm USD (đối với mình thì có lẽ điều này có phần xa vời). Theo thông tin từ các diễn đàn Pi Network mà mình tham gia, hiện nay nhiều người đào tại Việt Nam cũng định giá Pi với mức giá 100k-250k/ Pi (giá này có thể chấp nhận được).

 

Pi không hướng đến giá trị giao dịch trên sàn như BTC, mà mục đích chính là trở thành đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được sử dụng để trao đổi mua bán hàng hóa không biên với. Như vậy, nếu điều đó trở thành sự thật thì giá trị của Pi khi đó sẽ do nền kinh tế và người dùng quyết định.

 

Về việc xác minh danh tính (KYC) thì hiện nay Pi không tự thực hiện KYC cho người dùng mà thông qua một bên thứ 3 là Yoti. Yoti là một công ty chuyện xác minh ID uy tín có trụ sở tại Anh, và từng có những dự án làm việc trực tiếp với chính phủ. Dịch vụ xác minh ID của Yoti được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO / IEC 27001: 2013 về bảo mật thông tin. Với lí do này, những người tham gia đào Pi có thể yên tâm thông tin của họ được mã hoá một cách an toàn.

 

 

Tóm lại, nhiều nước trên thế giới họ vẫn đang âm thầm theo dõi sự phát triển và đào Pi. Bản thân người viết không phải fan cuồng của Pi Network, nhưng Pi vẫn đang miễn phí và mình cũng không mất gì khi tham gia, nên mình cũng đang cài ứng dụng và tham gia đào Pi hàng ngày. Những điều trên đây cũng chỉ là quan điểm cá nhân của người viết, và Pi hiện tại đối với mình vẫn chỉ là một ứng dụng thông thường như mình cài game trên điện thoại, vậy nên người tham gia tốt nhất cũng đừng nên đặt kỳ vọng quá nhiều vào việc đổi đời bằng Pi như Bitcoin hiện tại. 

 

Lịch sử phát triển mạng Pi Network

 

  • Tháng 8/2018: Các nhà sáng lập từ Standford đưa ra những khái niệm ban đầu về dự án Pi Network.
  • Tháng 11-12/2018: Hoàn thành Sách trắng – White Paper của dự án.
  • Ngày 3/12/2018: Đăng ký tên miền minepi.com, đánh dấu trang web chính thức ra đời.
  • Ngày 14/3/2019: Pi Network ra đời, được thành lập tại San Francisco, California. Ứng dụng di động đầu tiên và duy nhất được phát hành (APP), các chức năng Global Chat Room, vòng tròn bảo mật – VTBM được mở.
  • Ngày 3/5/2019: Số người tham gia vượt mốc 1,000 người.
  • Ngày 22/5/2019: Số người tham gia Pi vượt mốc 10,000, tốc độ khai thác giảm một nửa (từ 3.1 Pi về 1.6 Pi/ giờ)
  • Ngày 7/6/2019: Pi Network đã được tải xuống ở hơn 175 quốc gia trong đó có Pháp và Hoa Kỳ.
  • Ngày 5/7/2019: Số người đăng ký Pi vượt 100,000 thành viên, tốc độ khai thác tiếp tục giảm một nửa(1.6 Pi về 0.8 Pi/giờ)
  • Ngày 19/7/2019: Số lượng người đăng ký Pi đạt 150,000.
  • Ngày 2/8/2019: Số lượng người đăng ký Pi đạt 200,000.
  • Ngày 14/11/2019: Dấu mốc Pi Network có hơn 1,25 triệu người dùng hoạt động.
  • Ngày 19/11/2019: Mạng Pi kết nối thành công với các nền tảng xã hội như Facebook, INS, Twitter và Youtube.
  • Ngày 4 tháng 12: Chứng nhận KYC sẽ được thực hiện bởi công ty quốc tế chuyên xác minh ID – Yoti.
  • Ngày 7 tháng 12: Chi tiết danh sách KYC đầu tiên được công bố.
  • Ngày 14 tháng 12: Nhóm quản lý PI nhận được danh sách đề xuất 99.000 thợ đào.
  • Ngày 28/6: Chào mừng ngày Pi2, Core Team thông báo số lượng người dùng 6 triệu, Play Store có hơn 5M+ bản cài đặt Pi Network.