Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 12 : 40 : 01
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,700 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

26,892 VNĐ

25,892 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 7,700 26-11-2024 12:11:23
Mua USDT 7,699 26-11-2024 12:11:23
Mua USDT 7,700 26-11-2024 12:11:23

SEC là ai và tại sao lại có tác động mạnh tới thị trường crypto đến vậy

Chắc hẳn các anh em tham gia thị trường điện tử thời gian qua không nhiều thì ít, đều đã nghe đến cái tên “SEC” khi mà gần như cái tên này liên tục gây ra sóng gió trong thị trường tiền điện tử - Crypto. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm được những cấu trúc và ảnh hưởng của những cơ quan này đối với thị trường tài chính nói chung.

SEC LÀ AI ?

SEC (Securities and Exchange Commission) hay còn gọi là Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ là cơ quan liên bang thực thi luật lệ chứng khoán của Hoa Kỳ. Cơ quan này được thành lập từ năm 1934, sau cuộc Đại suy thoái vào năm 1929.

Chủ tịch của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ hiện đang được nắm giữ bởi ông Gary Gensler, một cái tên đã gây rất nhiều sóng gió lên thị trường trong thời gian qua.



NHIỆM VỤ CỦA SEC

SEC đóng vai trò là một trong những cơ quan trung ương của Chính phủ Hoa Kỳ, là một trong 4 cơ quan tài chính lớn nhất và có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường tài chính truyền thống (chứng khoán) cũng như dần có nhiều tác động lớn tới những quyết định trong thị trường tài chính phi tập trung.

Do sự ảnh hưởng to lớn của thị trường tài chính Hoa Kỳ, là một trong những thị trường kinh tế hàng đầu thế giới, nên các trader trên khắp thế giới quan tâm đặc biệt đến các cơ quan quản lý liên quan đến sàn giao dịch đang hoạt động ở quốc gia như Mỹ. Điển hinh như vụ kiện của SEC với sàn giao dịch BinanceUS đã khiến toàn thị trường crypto chao đảo.

Các mục tiêu chính mà SEC hướng đến bao gồm:

Theo dõi các công ty tuân thủ các luật pháp liên bang liên quan đến thị trường. Hỗ trợ đối với các thị trường để đảm bảo quy định và vận hành hiệu quả.

Bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, bao gồm cả việc phòng ngừa lừa đảo, đảm bảo các sản phẩm chứng khoán đều được vận hành một cách minh bạch và an toàn với nhà đầu tư.

Giám sát tình hình thị trường chứng khoán và thiết lập khung pháp lý cho quá trình đăng ký.

Hỗ trợ phát triển thị trường tài chính phê duyệt những chứng khoán, trái phiếu mới phát hành.

Kiểm soát thông tin được công ty cung cấp cho nhà đầu tư của họ. Giám sát hoạt động mua lại công ty trong lãnh thổ Hoa Kỳ.

Giám sát các cơ quan quản lý tư nhân và tuân thủ tiêu chuẩn pháp lý và kiểm toán tài chính.



CẤU TRÚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC SEC

SEC được tổ chức với 5 phòng ban:

Phòng quản lý đầu tư: quy định và giám sát về quỹ đầu tư và cố vấn đầu tư.



Tổ chức Giám sát Tài chính Doanh nghiệp đảm bảo việc giám sát và xem xét báo cáo từ các tổ chức phát hành.



Bộ phận Giao dịch Thị trường kiểm soát các tham gia thương mại tự do.



Bộ phận Pháp lý tiến hành các cuộc điều tra về các vi phạm khác nhau.



Tổ chức Phân tích nghiên cứu về rủi ro, chiến lược thị trường và đổi mới.



QUYẾT ĐỊNH CỦA SEC ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO



Việc Hoa Kỳ vẫn đang là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất trên thế giới, nên dù quyền hạn của cơ quan này chỉ nằm ở Hoa Kỳ, nhưng  hiện nay thì mọi quyết định liên quan tới thị trường tài chính nội địa đều có sức ảnh hưởng cực lớn tới nền kinh tế toàn cầu.

Trong đó, các công ty chuyên về lĩnh vực tiền điện tử cũng chịu sự giám sát trực tiếp bởi SEC mới được cấp phép quyền hoạt động ở Hoa Kỳ.

Người điều hành của SEC, Ông Gensler cho rằng thị trường tiền điện tử mang đến nhiều rủi ro. Hiện tại, ông chỉ công nhận Bitcoin là một loại hàng hóa (Commodity) chứ không phải là chứng khoán. Ông cũng tin rằng ngành công nghiệp tiền điện tử cần tuân thủ các quy định đã được đề ra và công ty phải nộp tất cả các hoạt động của mình cho SEC. Ví dụ, việc phát hành token, ICO, tham gia giao dịch trên sàn đều cần chịu sự quản lý chắt chẽ.

Với “danh nghĩa” bảo vệ nhà đầu tư, SEC với sự nắm quyền của chủ tịch Gary Gensler đã có nhiều quyết định bất lợi với ngành tài chính phi tập trung. Điển hình như các vụ kiện với Rippel và liên tiếp gần đây là kiện 2 sàn CEX lớn hàng đầu là Binance và Coinbase cùng với cáo buộc hàng loạt token là “chứng khoán không thông qua đăng ký”. Cơ quan còn cho rằng Coinbase đã kiếm hàng tỷ đô la bất hợp pháp từ việc tổ chức giao dịch các đồng coin nằm trong danh sách chứng khoán. Những thông tin này dấy lên nhiều tâm lý lo sợ của người dùng, dẫn tới giá hàng loạt token sụt giảm nghiêm trọng, trong đó có cả Bitcoin.



Đầu năm 2023 này, cũng chứng kiến một vụ kiện của SEC với đơn vị phát hành BUSD PAXOS vì cho rằng đồng stablecoin này là chứng khoán chưa được đăng ký. Với thông tin này, giá đồng stablecoin BUSD bị depeg rất sâu và phải mất vài ngày sau mới hồi phục được về peg cũ. Thậm chí BUSD đã ngừng hợp tác với Binance, sàn giao dịch hàng đầu hiện nay, khiến đồng stablecoin 1 thời trong top 5 vốn hóa cao nhất thị trường tiền điện tử hiện tại đang từ từ lọt dần ra khỏi danh sách 20 đồng vốn hóa cao nhất.



Năm 2020, SEC cũng tuyên bố kiện Ripple, công ty đang quản lý token XRP, cáo buộc cho biết Ripple đã huy động hơn 1.2 tỷ đô la từ năm 2013 thông qua việc bán chứng khoán (XRP) không có giấy phép. Kết quả XRP down giá liên tục và mất hơn 60% giá trong thời gian rất ngắn



Ngoài ra, vì cũng nắm vai trò kiểm soát thị trường tài chính, SEC cũng đang dần dòm ngó tới thị trường Stablecoin (USDT và USDC) và DeFi và yêu cầu các cơ quan liên quan tuân thủ quy định được đề ra bởi ủy ban này.

Stablecoin và DeFi có thể là “nạn nhân” tiếp theo của SEC

Cụ thể theo báo cáo của ngân hàng đầu tư Berenberg, SEC có thể tập trung vào việc đưa các loại stablecoins, bao gồm Tether (USDT) và USD Coin (USDC), cũng như các giao thức tài chính phi tập trung vào danh sách các thực thể phải tuân thủ quy định của cơ quan này.

Nếu SEC đang cố gắng làm giảm tiềm năng của các giao thức DeFi như một lựa chọn thay thế cho các sàn CEX, thì họ khả năng sẽ kiện DeFi và cả stablecoins vì nó là nguồn sống của DeFi, báo cáo cho biết

Berenberg cho biết nếu USDC bị nhắm mục tiêu bởi các cơ quan quản lý Hoa Kỳ, tác động của nó đối với doanh thu Coinbase sẽ rất đáng kể. Lưu ý rằng trong quý đầu tiên năm 2023, sàn giao dịch này đã tạo ra 199 triệu đô (khoảng 27% doanh thu) lợi tức thu được từ các nguồn tiền dự trữ USDC.

Báo cáo cũng cho biết với tình hình này thì Bitcoin, đồng coin mà SEC đã xác nhận là một loại hàng hoá chứ không phải là một chứng khoán, có khả năng sẽ là tài sản hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc truy quét. Tới thời điểm này, tuy thị trường tiền điện tử và hàng loạt các ông lớn bị kiện cáo, SEC cũng tỏ ra rất quyết liệt với crypto nhưng BTC và ETH vẫn nằm ngoài danh sách của SEC, đây là lý do tại sao ?

TRONG BỐI CẢNH NÀY CHÚNG TA LẠI NHẬN TIN GARY GENSLER TỪ CHỨC - LIỆU ĐÂY LÀ TIN THẬT

Theo một số nguồn tin, một quan chức giấu tên của SEC đã tuyên bố rằng Gary Gensler đã từ chức Chủ tịch SEC sau một cuộc điều tra nội bộ nhắm vào các hành vi sai trái của ông. Mặc dù không chia sẻ chi tiết về các thông tin liên quan đến cuộc điều tra nhưng người này nói rằng động thái từ chức của Gary Gensler đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Gary Gensler nắm quyền lãnh đạo SEC vào tháng 4/2021, cam kết tăng cường giám sát thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư. Kể từ khi được Tổng thống Biden chọn làm người kế nhiệm cho chức vụ Chủ tịch SEC, Gary Gensler được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều điểm sáng cho thị trường tiền điện tử. Bởi lẽ ông được mệnh danh là một người khá thân thiện với công nghệ blockchain.

Thế nhưng, có vẻ như mọi thứ không màu hồng như cộng đồng tiền điện tử vẫn nghĩ. Từ những rắc rối kéo dài xoay quanh Ripple (XRP) hay gần đây là việc đàn áp các sàn giao dịch cũng như tấn công các công ty tiền điện tử tại Mỹ là minh chứng rõ nét nhất cho quan điểm trái chiều của Gary Gensler.

Do đó, việc Gary Gensler từ chức đối với cộng đồng tiền điện tử mà nói có lẽ là một tin mừng. Thậm chí, thời điểm Gensler đàn áp các sàn giao dịch Binance và Coinbase, hashtag Gary Gensler từ chức đã trở thành hot trend trên Twitter. Hiện tại, hashtag #FireGaryGensler cũng đang thu hút được hơn 5,000 tweet.



Quay trở lại câu chuyện, mặc dù chưa có thông tin chính thức về việc Gary Gensler từ chức nhưng nếu đó là sự thật, điều này đã đặt ra nghi vấn về khả năng lãnh đạo của Gensler. Thậm chí, câu hỏi đặt ra ở đây là những động thái tấn công thị trường tiền điện tử có phải xuất phát từ mục đích cá nhân thay vì hướng đến lợi ích của các nhà đầu tư giống như những gì mà Gary Gensler và SEC vẫn luôn thuyết giáo?

Không rõ hành vi sai trái mà nguồn tin ẩn danh đang nhắc đến ở đây là gì nhưng xét về góc độ của cơ quan quản lý, SEC dường như vẫn đang làm khá tốt vai trò của mình. Ít nhất, dưới thời lãnh đạo của Gary Gensler, tài sản của SEC tăng mạnh nhờ các khoản tiền phạt các công ty liên quan.

Tóm lại, tin đồn về việc Gary Gensler từ chức Chủ tịch SEC sau một cuộc điều tra nội bộ đã gây chấn động toàn ngành tài chính. Sự thiếu minh bạch xung quanh các cáo buộc và lý do đằng sau sự ra đi của ông làm dấy lên lo ngại về tính liêm chính và khả năng thực thi các quy định một cách hiệu quả của cơ quan này. SEC phải giải quyết những lo ngại này một cách kịp thời và minh bạch để khôi phục lòng tin giữa các nhà đầu tư và đảm bảo sự ổn định liên tục của thị trường tài chính.

Lưu ý rằng hiện đây vẫn chỉ là tin đồn. Các chi tiết về hành vi sai trái bị cáo buộc và cuộc điều tra nội bộ vẫn chưa được tiết lộ và động cơ đằng sau việc từ chức của Gensler vẫn chưa được xác nhận. Chúng ta mong chờ diễn biến tiếp theo đằng sau tin tức này, thị trường crypto sẽ bị tác động như thế nào, các nhà đầu tư mong đợi gì ? Đó là câu hỏi còn bỏ ngõ.