* LƯU Ý : Bán tối đa 7,680 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
27,019 VNĐ |
26,019 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 7,600 | 23-11-2024 23:56:13 |
Mua | USDT | 7,600 | 23-11-2024 23:56:00 |
Mua | USDT | 7,600 | 23-11-2024 23:56:00 |
Staking là gì? – Các cách stake coin để tạo thêm thu nhập thụ động
Staking là gì? – Các cách stake coin để tạo thêm thu nhập thụ động
Ở thị trường tiền điện tử, các bạn có rất nhiều cách để kiếm thêm thu nhập, ví dụ như: kiếm các BTC miễn phí ở các trang dịch vụ tương ứng hay tham gia đào BTC,… Thế nhưng, hiện tại có một cách rất phổ biến, được nhiều nhà đầu tư yêu thích, đó là staking. Vậy staking là gì? Các cách stake coin để tạo thêm thu nhập thụ động là những cách nào? Bài viết dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh vấn đề này.
Khái niệm Staking là gì?
Staking hay còn gọi là đặt cọc, là quá trình giữ tiền ở Nodes/Masternodes hay ở ví điện tử để hỗ trợ các hoạt động của blockchain. Hiểu đơn giản là nó giữ tiền điện tử để nhận được tiền thưởng. Phần thưởng như nào còn phụ thuộc vào công sức mà người tham gia bỏ vào, gồm có thời lượng stake hoặc lượng coin stake,…
Staking và cơ chế PoS - Proof of Stake có mối quan hệ mật thiết, cơ chế này sử dụng nhiều trong blockchain dựa trên một hoặc nhiều biến thể của cơ chế này.
Hoạt động của Staking như thế nào?
Muốn hiểu được cách thức hoạt động của Staking thì trước tiên, chúng ta phải hiểu được Proof of Stake.
Proof of Stake (POS) là một thuật toán đồng thuận phân tán - Distributed Consensus ở trong blockchain của chính đồng coin đó. Distributed Consensus được sử dụng để xác thực các giao dịch cũng như đồng bộ toàn mạng lưới.
Masternode có vai trò duy trì mạng lưới blockchain của Proof of Stake để chứng minh quyền nắm giữ số lượng lớn tiền điện tử đó. Tùy theo số lượng coin sở hữu mà masternode đó sẽ nhận được số lãi coin và các quyền lợi riêng biệt.
Hiểu đơn giản hơn thì nó giống với việc bạn gửi số tiền cố định vào ngân hàng với mục đích gửi tiết kiệm. Khi đó, ngân hàng sẽ trả cho bạn một mức lãi suất cố định vào thời gian được quy định trên hợp đồng.
Như đã nói ở trên, Staking là hình thức cho phép người dùng chứng minh được số lượng coin mà họ sở hữu ở trong mạng lưới. Qua đó, hệ thống sẽ xác nhận tự động phần trăm trong việc đóng góp cổ phần để người dùng có quyền khai thác các giao dịch theo quy định của mỗi loại coin khác nhau.
Staking không chỉ là cơ chế bắt buộc để các node không được gian lận mà nó còn là cơ chế thúc đẩy phát triển. Nếu trong trường hợp có một node gian lận thì các node khác sẽ từ chối và tất nhiên, node gian lận sẽ bị tước quyền nhận lãi của hệ thống.
Ưu điểm và nhược điểm của staking coin
Ưu điểm của staking coin
1. Có khả năng cao nhận được lãi kép từ việc số coin được nhận từ Staking và tăng giá của coin
2. So với POW tốn ít chi phí hơn, không nhất thiết phải đầu tư máy đào mà chỉ cần mua khóa trong ví và coin
3. Chi phí Staking rất rẻ, vận hành một validator cần chi phí thấp hơn so với các thợ đào (miner).
4. Cách thức đơn giản và dễ dàng thực hiện
5. Mạng sử dụng thuật toán POS luôn có backup nên nó an toàn 100% và phi tập trung hơn POW.
6. Có chế của Staking giúp ổn định giá hơn vì nó khuyến khích người dùng lưu trữ coin
Nhược điểm của staking coin
1. Giá của đồng coin sẽ giảm, thậm chí còn khiến người sử dụng lỗ cả vốn lẫn lãi
2. Tiền sẽ bị khóa trong một thời gian nhất định, chúng ta không thể bán hoặc sử dụng vào việc gì
3. Đôi khí tiền lãi rất ít, không như chúng ta mong đợi
Người đã tạo ra Proof of Stake?
Năm 2012, Scott Nadal và Sunny King là những người đưa ra ý tưởng đầu tiên về Stake và Proof of Stake. Peercoin được mô tả như một loại tiền điện tử sáng tạo. Lúc đầu nó dựa trên cơ chế lai PoW/PoS nhưng sau đó nó loại bỏ PoW - Proof of Work. Điều này đã cho phép người dùng hỗ trợ, khai thác dự án ở giai đoạn đầu không phụ thuộc vào hệ thống PoS.
Đến năm 2014, Daniel Larimer đã phát triển lên cơ chế DPoS - Delegated Proof of Stake, nó được sử dụng như một phần của mạng Bitshares, tuy nhiên, các loại tiền điện tử khác đã áp dụng các mô hình tương tự vậy. Điều đặc biệt là Larimer cũng tạo ra EOS và Steem, cũng áp dụng mô hình DPoS.
Áp dụng mô hình DPoS, người dùng sẽ cam kết số dư của mình ở dạng phiếu bầu, được sử dụng để bầu đại biểu. Sau đó, các đại biểu sau khi được bầu sẽ quản lý các hoạt động blockchain thay các cử tri của mình, đảm bảo sự đồng nhất và an toàn. Cùng với đó, các bên liên quan sẽ đặt tiền cọc và sẽ nhận phần thưởng định kỳ đối với việc nắm giữ tiền.
Mô hình DPoS có thể thực hiện nhiều giao dịch trong một ngày (tăng thông lượng và giảm độ trễ). Mặt khác, khi người dùng dựa vào các nút đã được lựa chọn thì nó sẽ dẫn đến mức độ phân cấp thấp.
Các cách staking phổ biến hiện nay
Stake trực tiếp
Với mục đích để người dùng dễ dàng năm giữ thì rất nhiều đồng coin đã phát triển ví riêng, chuyển và nhận coin cho nhau. Bên cạnh đó, ví riêng coin POS cũng đã tích hợp sẵn tính năng satking.
Rất đơn giản, người dùng chỉ cần download ví hold coin là đã có thể nhận được coin stake rồi.
Stake trên sàn
Hiện nay, đã có nhiều sàn giao dịch cho ra mắt staking, để hỗ trợ người dùng tìm kiếm nguồn thu nhập thụ động từ stake coin trên ví sàn trực tiếp.
Bạn chỉ cần gửi coin vào ví ở trên sàn giao dịch, sau đó sàn sẽ tự động stake coin cho bạn.
Cách thức này có ưu điểm là người dùng nhanh chóng trade coin trong trường hợp thị trường có nhiều biến động mà không cần phải chờ thời gian để gửi ví lên trên sàn giao dịch.
Stake trên ví - nền tảng staking
Stake coin ở trên sàn thường lãi suất sẽ thấp. Vì thế, để tối ưu hóa thu nhập thụ động, bạn có thể trực tiếp tham gia vào các nền tảng staking có mức độ uy tín cao.
Dưới đây là một số nền tảng cho phép bạn nhận lãi sau khi gửi POS:
https://stakinglab.io
https://vndc.io/
https://everstake.one
Hiện nay, cũng đã xuất hiện một số ví tiền điện tử có hỗ trợ staking cho người sử dụng, ví dụ như ví HashKey Hub, ví Cobo Wallet và ví Trust Wallet,…
Khi Staking cần lưu ý gì?
Tình trạng lạm phát
Phần thưởng đến từ 2 nguồn là block mới được sinh ra và phí giao dịch , nghĩa là sẽ có lượng coin mới được sinh ra rồi đưa vào thị trường, xuất hiện lạm phát. Đây là tỉ lệ coin mới sinh ra so sánh với số lượng coin đang lưu hành trên thị trường.
Tình trạng lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá lưu thông của đồng coin đó. Đối với các PoS thì luôn luôn có tình trạng lạm phát.
Thời gian khóa (lock)
Đây được hiểu là thời gian mà các coin bị lock. Thời gian này cũng có thể sẽ được chọn ngay từ ngày đầu. Ví dụ như 1 tháng, 5 tháng hay 1 năm,… Sau khoảng thời gian bị khóa thì bạn sẽ được nhận lại lượng coin trước đó đã tham giá stake.
Riêng với MasterNode và Node tham gia stake thì thời gian lock sẽ là thời gian để thực hiện Node. Khi đó, họ sẽ làm reward để làm nguồn thu.
Thời gian mở khóa (unlock)
Trước khi kết thúc quá trình stake thì đa ố các satker đều có thể unstake. Nhưng, ngay sau khi chọn unstake thì bạn sẽ chưa nhận được ngay coin mà sẽ phải mất một khoảng thời gian sau. Các dự án đều có quy tắc này để không bị ảnh hưởng nếu như cs unstake, và họ cũng có thêm thời gian để xử lý các vấn đề phát sinh khác.
Lãi suất
Đây là số mà nhiều người quan tâm nhất. Lãi suất chính là số coin nhận được so với số coin ban đầu khi stake. Nếu như con số này càng lớn thì lượng coin nhận được càng nhiều. Tuy nhiên, chẳng có cái gì là miễn phí, nếu như dự án POS có lãi suất quá lớn thì nguy cơ scam dự án cũng không nhỏ.
Cách để staking được lợi nhuận cao
Đối với staker nhỏ, số lượng không đủ làm node
Như đã nói ở trên, dù bạn có lượng coin nhỏ như thế nào thì vẫn có thể tham gia voting hay staking cho các node uy tín để nhận lãi từ các node đó.
Hình thức này bạn có thể thực hiện ngay trên ví hay trên các sàn giao dịch. Đối với người dùng có ượng coin nhỏ, xác định hold lâu dài thì staking sẽ giúp họ kiếm thêm ít coin thụ động ở khoảng thời gian hold.
Đối với holder số lượng lớn
Nếu như có số lượng lớn holder thì bạn có thể stake nhỏ để linh hoạt trong việc sử dụng coin. Hoặc bạn xác định hold coin trong thời gian dài thì có thể tự mình ứng cử để trở thành Node hoặc Masternode để nhận được nhiều phần thưởng hơn. Nhưng, như đã trình bày ở trên, nếu như trở thành Node thì toàn bộ số lượng coin sẽ bị lock ở trong khoảng thời gian đó.
Staking đã làm đa dạng hóa thị trường tiền điện tử, không chỉ góp phần thúc đẩy thị trường ở hiện tại mà cả trong tương lai. Đây là một hình thức đầu tư coin mới nhưng nó sẽ đồng hành cùng thị trường lâu dài. Staking cũng đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, hứa hẹn một tương lai đầy bất ngờ.
Về cá nhân người viết, khi thị trường kém sôi động và giảm nhiệt, tôi sẽ canh thời điểm giá đô la xuống thấp để mua tích trữ các đồng stablecoin. Trong trường hợp chưa có nhu cầu tích trữ các đồng tiền điện tử khác trên thị trường, tôi sẽ staking các stablecoin này và lựa chọn thời hạn ngắn để "gửi tiết kiệm". Như vậy sẽ không lo lắng đồng tiền của mình sẽ bị trượt giá trong quá trình stake, và vẫn đảm bảo sinh lời đôi chút khi danh mục chưa chọn được coin nào để đầu tư, đồng thời với thời hạn staking ngắn bạn cũng có thể dễ dàng chấm dứt nếu muốn chuyển sang mua coin. Trên đây là những thông tin về stake coin, hi vọng có thể giúp các bạn thêm phần nào kiếm được lợi nhuận từ thị trường!