* LƯU Ý : Bán tối đa 7,680 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
27,014 VNĐ |
26,014 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 7,600 | 23-11-2024 23:56:13 |
Mua | USDT | 7,600 | 23-11-2024 23:56:00 |
Mua | USDT | 7,600 | 23-11-2024 23:56:00 |
Sự gia tăng các giải pháp “giao dịch Off-chain” và ý nghĩa của sự thay đổi kích thước Block
Trong vài tháng trở lại đây thì đã có nhiều dự án blockchain bùng nổ như một phong trào, blockchain ngày càng đã phổ biến hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, kích thước khối của chúng vẫn không thay đổi. Câu trả lời cho cuộc khủng hoảng này là gì?
Những năm gần đây, thị trường điện tử đã trải qua một cuộc “chấn động” khi các nhà đầu tư nhỏ và các công ty đã công khai tuyên bố tìm con đường đưa tiền điện tử đi vào không gian. Ước tính từ năm 2018 đến năm 2020, số người sử dụng tiền điện tử đã tăng 190%. Con số nở rộ này đã cho thấy một điều, thị trường tiền điện tử rất thành công khi thu hút được lượng lớn người tham gia và trong những năm tới có lẽ nó vẫn sẽ tiếp tục đà phát triển như vậy, thậm chí là hơn.
Dòng tiền trên thị trường đã làm cho khối lượng giao dịch cũng như số lượng địa chỉ hoạt động ở mạng Bitcoin tăng lên cao nhất từ trước đến nay. Và đúng như vậy, đây là vấn đề đáng để ăn mừng. Tuy nhiên, vì thế mà lại xảy ra vấn đề: khi mạng lưới của Bitcoin tăng nhanh, thậm chí tăng đến mức đột biến thì cơ sở hạ tầng của blockchain sẽ không thể theo kịp.
Kích thước của Bitcoin khoảng 1MB thì trung bình blockchain chỉ có thể xử lý 5 giao dịch mỗi giây. Từ đây, có thể ước tính, khoảng 24 giờ, bạn sẽ xem xét được khoảng 86.400 giao dịch. Dù mạng lưới này đã có những thành tựu to lớn nhưng về mặt toán học thì blockchain khó có thể thúc đẩy các khoản thanh toán toàn cầu ở thời điểm hiện tại.
Những điều này đã làm cho phí giao dịch Bitcoin tăng lên. Tháng trước, chi phí này đã vượt quá con số 62 đô la – đây là con số được thiết lập vào tháng 12 năm 2017. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do sự cố mất điện ở Trung tâm khai thác Tân Cương, Trung Quốc. Rõ ràng chúng ta đều thấy, blockchain đã quá đắt, không phải ai cũng có thể sử dụng được, đặc biệt là các giao dịch nhỏ.
Từ đây, đã có các giải pháp được đưa ra để khắc phục tình trạng này. Đáng chú ý nhất đó là Lightning Network. Tuy nhiên, theo như báo cáo của Cointelegraph thì việc áp dụng đã được 3 năm nhưng với một số người, họ vẫn chọn sử dụng giao dịch trên các chuỗi thay vì lựa chọn Lightning Network. Cũng có thể vấn đề này liên quan đến kỹ thuật nên nhà đầu tư vẫn chọn phương thức giao dịch cũ.
Tính riêng tháng 2, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 88% đầu vào của giao dịch BTC phải trả phí cao hơn so với mặt bằng chung, trong khi họ không cần tăng dung lượng thêm (định dạng SegWit). Trước đây, việc áp dụng định dạng SegWit sẽ dẫn đến tăng kích thước khối lên cao hơn bình thường. Khi sử dụng định dạng SegWit, kích thước khối có thể tăng lên 1,3MB.
Sự chú ý đến việc chuyển đổi sang các phương thức giao dịch ngoài chuỗi (Off-chain)
Giao dịch on-chain là thuật ngữ nhầm chỉ việc nhận và gửi tiền điện tử trong một mạng nguyên bản blockchain không kèm theo add-on bổ sung nào. Ngược lại, giao dịch off-chain thể hiện những giao dịch diễn ra bên ngoài những chuỗi khối không được tính là block chính.
Rõ ràng, đây không phải là vấn đề riêng của Bitcoin. Thực tế, trong vài tháng trở lại đây, Ethereum cũng đã có những trở ngại về khả năng mở rộng. Cụ thể, Ethereum muốn kết hợp với thị trường tiền điện tử để tăng giá so với mức giá ở hiện tại, sự bùng nổ NFT và sự gia tăng của DeFi. Tất cả các vấn đề này đã thúc đẩy các giải pháp lớp hai phối hợp với nhau. Lưu trữ dữ liệu từ blockchain chính với mạng hợp đồng thông minh. Các bản sao sẽ giúp Ethereum quản lý được mức độ tắc nghẽn ở hiện tại, bằng cách thay đổi cách tính phí gas.
Thế nhưng, đã có sự lo ngại ở đây, ngay cả khi Eth2 ra đời thì cũng khó để đảm bảo Ethereum ổn định và bền vững trong tương lai. Vì, Eth2 không cung cấp quyền mở rộng vô hạn đối với Ethereum. Ngay cả khi nguồn cung TPS được tiếp cận thì các Dapp sẽ bắt đầu sử dụng chuỗi nhanh hơn, từ đó nhu cầu sẽ lại tăng.
Vậy đáp án là gì?
Các nhà chuyên gia trong ngành blockchain vẫn luôn tin rằng sẽ có giải pháp loại trừ được khó khăn khi mở rộng thị trường. Đó là, xây dựng thêm mạng lưới để xử lý được lượng lớn các giao dịch cùng một lúc. Lúc đầu, ILCOIN giống như một giải pháp để thay thế cho Bitcoin, nhưng, đến hiện tại thì nó đã trở thành một mạng lưới blockchain của riêng mình. Nó đã phát triển để trở thành duy nhất. Đây là dự án có cùng cơ sở với Bitcoin Cash, Bitcoin SV và Bitocin: SHA-256.
Tháng 3 năm 2021, TAAL – nhà cung cấp dịch vụ của blockchain đã khẳng định: họ đang quản lý khối 638MB trên Bitcoin SV. Con số này đã vượt xa hiện tại là 128MB. Đây là một cải tiến lớn lao đối với kích thước khối 1MB mà Bitcoin đã bị giới hạn. Thực tế, nó cũng đã vượt xa kích thước khối 32MB của BCH.
Năm 2020, khối 5GB được sản xuất là nhờ vào việc sử dụng giao thức RIFT, giao thức này cho phép tăng kích thước lên nhưng tốc độ của giao dịch không bị ảnh hưởng. Điều này đã được xác minh trên khối 310280 tại ILCoin’s Block Explorer.
Nhìn chung thì dự án đã mang lại sự phấn quyền, ngoài ra còn làm tăng tốc độ load trên mạng Visa khi tính theo hệ số 10. Các tổ chức tài chính Mastercard và Visa đang ngày càng chú ý đến khả năng của khối blockchain và các ngân hàng truyền thống, ILCOIN cũng cho biết: nó đã cung cấp nguồn cơ sở hạ tầng vô song, rất phù hợp với hình thức thanh toán tiếp theo.