Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 18 : 12 : 06
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,630 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

27,087 VNĐ

26,087 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 7,489 29-04-2024 15:39:29
Mua USDT 7,489 29-04-2024 15:39:29
Mua USDT 7,489 29-04-2024 15:39:29

Tether tăng trưởng phi mã - Liệu Stablecoin vẫn còn sức nóng?

Cuộc khủng hoảng ngân hàng bao trùm Hoa Kỳ có hiệu ứng domino đối với các stablecoin, đặc biệt là đối với USDC - Circle. Các nhà đầu tư đổ xô vào stablecoin Tether (USDT) khi giá trị của USDC giảm xuống dưới mức 1 USD. Và mặc dù USDC đã lấy lại được tỷ giá cố định nhưng giá trị vốn hóa thị trường đã giảm đáng kể.

USDC không phải là stablecoin duy nhất gặp phải sự cố. Vào tháng 2 năm 2023, stablecoin BUSD của Binance do Paxos phát hành cũng đã bị cơ quan quản lý sờ gáy. SEC - Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ tuyên bố BUSD là chứng khoán.

BUSD được SEC xác định là chứng khoán chưa đăng ký, với các phân nhánh pháp lý tiềm ẩn xảy ra. Bộ Dịch vụ Tài chính New York ra lệnh cho nhà phát hành BUSD là Paxos phải ngừng in thêm BUSD.

Việc USDC và BUSD liên tục gặp “sự cố”, đã giúp USDT thu hút được lượng người dùng lớn từ cả 2 stablecoin.

Theo dữ liệu CryptoSlate, nguồn cung USDT tăng hơn 10% trong 30 ngày trước đó lên 77,8 tỷ đô la. Đến cả CZ - người sáng lập và CEO của Binance cũng đã thừa nhận sự tăng trưởng của USDT trên Twitter.

>> Xem thêm: Mua bán USDT tỷ giá cao tại Việt Nam



Ngoài ra, vào năm 2022, Tether đã xử lý nhiều khoản thanh toán hơn cả Visa và Mastercard, 2 trong số các nền tảng thanh toán lớn nhất trên thế giới.

Trong khi Visa thực hiện các khoản thanh toán 7,7 nghìn tỷ đô la và Mastercard thực hiện các khoản thanh toán 7 14,1 nghìn tỷ đô la, Tether đã xử lý 18,2 nghìn tỷ đô la.

Gần đây, Indonesia tuyên bố sẽ loại bỏ dần thẻ Visa và Mastercard. Điều này sẽ chứng kiến ​​​​sự gia tăng sử dụng Bitcoin và USDT trong thời gian tới.



Tether trở thành ‘trùm’ ở Brazil, giá trị giao dịch bằng USDT đã tăng 58%

Cơ quan thuế Brazil cho biết tổng giá trị giao dịch bằng USDT vào năm 2022 đã tăng 58% so với năm 2021.

Theo TheBlock, Brazil trải qua sự bất ổn kinh tế trầm trọng, người dân đang ngày càng thích sử dụng tiền điện tử, xem các loại stablecoin như USDT của Tether như loại tiền điện tử được lựa chọn giao dịch trong đời sống hàng ngày.

Cơ quan thuế liên bang tổng hợp dữ liệu từ các sàn giao dịch nước ngoài và địa phương về việc sử dụng USDT, thực tế “giá trị của các giao dịch đối với USDT đã tăng tới 58% vào năm 2022 so với năm 2021. Riêng Bitcoin và Ethereum dù cũng được sử dụng rộng rãi ở Brazil nhưng lại giảm hơn 60% từ năm 2021 vì làn sóng downtrend.

Năm 2022, lĩnh vực tiền điện tử ở Brazil cũng đã có bước tiến bộ đáng kể về quy định khi chính phủ chấp nhận tiền điện tử làm phương thức thanh toán, trong đó dự luật điều chỉnh tiền điện tử được thông qua.

Thế nhưng, theo nhà phân tích Thomaz Fortes, các trường hợp sử dụng tiền điện tử đối với người Brazil vẫn có tính chất đầu tư mang tính đầu cơ.

“Người dân Brazil muốn tăng thu nhập, họ đã tìm đến tiền điện tử. Ở quốc gia này sự tăng trưởng về số lượng người dùng tiền điện tử tăng nhanh hơn nhiều so với thị trường chứng khoán”, ông nói.

Nubank, sàn giao dịch hàng đầu ở Brazil, đã đạt được 1,8 triệu khách hàng, sau khoảng 4 tháng ra mắt dịch vụ.

Theo trang Statista nhận định, Doanh thu liên quan đến tiền điện tử tại Brazil ​​sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15,25% tính từ năm 2023 đến năm 2027.

Binance đốt lượng lớn stablecoin USDT và USDC, đồng thời phát hành tài sản thế chấp

Đốt token đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tiền điện tử. Chiều ngày 17 tháng 5, Binance thông báo đốt lượng lớn token USDT và USDC trên mạng lưới BNB Chain.



"Binance sẽ huỷ số lượng lớn token USDT và USDC được neo giá trên mạng lưới BNB Chain. Một lượng tài sản thế chấp tương ứng trên mạng lưới sẽ được mở khoá."

Binance đã có thông báo chính thức trên Twitter.

Động thái này có ý nghĩa lớn đối với cả hệ sinh thái Binance và thị trường tiền điện tử. Bởi khi loại bỏ lượng token ra khỏi lưu thông sẽ tạo ra sự khan hiếm cho token, khi đó giá trị của token tăng cao.

Bên cạnh đó, các dự án tiền điện tử thực hiện đốt token để tạo ra các hệ sinh thái hiệu quả hơn, bền vững hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư, nhà giao dịch hơn.

Do vậy, việc đốt stablecoin và phát hành tài sản thế chấp luôn mang ý nghĩa tích cực đối với các token được chốt bằng Binance. Đồng thời, tạo ra hệ sinh thái kết nối và mạnh mẽ hơn cho các token, mang lại lợi ích cho người dùng và mạng lưới.

Tuy nhiên, có tin đồn Binance hủy lượng lớn stablecoin với mục đích cân bằng lại cơ chế bảo chứng giữa các chain, dọn đường cho stablecoin mới trong hệ sinh thái. Song, mọi thứ vẫn chỉ là đồn đoán, thực tế, Binance chưa lên tiếng về vấn đề này.

Sở dĩ, động thái huỷ token này thu hút được nhiều sự chú ý, vì trong quá khứ, sàn giao dịch từng thừa nhận có sự nhầm lẫn trong quá trình lưu trữ tiền gửi và quá trình phát hành token dựa trên tài sản thế chấp.

Cơn sóng chỉ trích vẫn tiếp tục xoay quanh Binance khi vào tháng 2 năm 2023, sàn giao dịch này bị cáo buộc không bảo chứng đầy đủ cho USDC. Thế nhưng, những tin đồn này đã được CZ nhanh chóng giải thích và đính chính.

Thị trường mất niềm tin vào stablecoin? Thực chất….

Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon có tác động lớn đến thị trường tiền điện tử, đặc biệt lĩnh vực stablecoin bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với USDC chịu gánh nặng hậu quả.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự cố này để lại hậu quả kéo dài khi lĩnh vực stablecoin phải vật lộn để phục hồi hoàn toàn. Dữ liệu Santiment cho thấy giá trị vốn hóa thị trường của stablecoin giảm liên tục trong 15 tháng qua, b gồm các stablecoin nổi bật như USDT, USDC, BUSD, DAI và TUSD.



Nguồn: Santiment

Tổng vốn hóa thị trường của các stablecoin đạt đến đỉnh điểm vào tháng 3 năm 2022, đánh dấu bước ngoặt xuất hiện xu hướng giảm.

Bất chấp sự suy giảm này, có sự gia tăng đáng kể về sự quan tâm của cá voi đối với stablecoin. Những người nắm giữ lớn USDT, USDC và DAI đã tăng mạnh lượng nắm giữ của họ, với số tiền hiện tại cao nhất từ tháng 11 năm 2021, tháng 2 năm 2023 và tháng 12 năm 2020.

Những con số này chỉ ra, các nhà đầu tư lớn vẫn chưa thoát khỏi thị trường tiền điện tử, thay vào đó, họ chọn nắm giữ một phần tài sản của mình bằng stablecoin trong khi chờ đợi thời điểm thích hợp tham gia lại thị trường.



Nguồn: Santiment

Trong khi lãi suất của stablecoin lại giảm tổng thể, USDT vẫn tiếp tục duy trì vị trí thống trị trong lĩnh vực này.

Theo dữ liệu CoinMarketCap, vốn hóa thị trường của USDT là 25 tỷ đô la, cao hơn đáng kể so với 3,8 tỷ đô la của USDC và 2,4 tỷ đô la của BUSD.

Tuy nhiên, BUSD phải đối mặt với những tác động tiêu cực do các vụ kiện đang diễn ra của SEC liên quan đến Binance. Nếu kết quả của vụ kiện này không thuận lợi cho Binance, nhiều người nắm giữ BUSD tìm kiếm các loại tiền ổn định thay thế cho các khoản đầu tư hiện tại của họ.



Nguồn: CoinMarketCap

Liệu USDC có lấy lại chỗ đứng không? Mặt khác, USDC chứng kiến ​​sự sụt giảm mạnh mẽ về vốn hóa thị trường. Thế nhưng, nó vẫn chiếm 53,8% khối lượng stablecoin, theo dữ liệu Dune Analytics.



Nguồn: Dune Analytics

Bất chấp sự suy giảm, USDC sẽ quay trở lại với nỗ lực chiến lược để mở rộng sang các lãnh thổ khác nhau. Circle - công ty phát hành USDC, ngày 7 tháng 6, đã nhận được giấy phép Tổ chức thanh toán lớn từ Singapore.

Giấy phép này trao quyền cho Circle Singapore cung cấp mã thông báo thanh toán kỹ thuật số, dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới cùng dịch vụ chuyển tiền trong nước tại Singapore. Việc mở rộng sang các thị trường mới giúp USDC lấy lại động lực và thu hút sự quan tâm mới từ các nhà đầu tư.