* LƯU Ý : Bán tối đa 7,700 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin | Mua | Bán |
---|---|---|
Tether(USDT) |
26,985 VNĐ |
25,985 VNĐ |
Lịch sử giao dịch | |||
---|---|---|---|
Loại | Đồng | Số lượng | Thời gian |
Mua | USDT | 6,868 | 25-11-2024 23:22:15 |
Mua | USDT | 7,699 | 25-11-2024 23:22:15 |
Mua | USDT | 7,699 | 25-11-2024 23:22:15 |
Thanh toán bằng tiền điện tử và cách giảm trừ rủi ro bảo mật
Thanh toán bằng tiền điện tử và cách giảm trừ rủi ro bảo mật
Công nghệ 4.0 phát triển từ đó hình thức thanh toán bằng tiền điện tử được nâng cao và nhiều người ưa chuộng lựa chọn bởi sự tiện lợi, nhanh chóng. Song, hình thức này cũng tiềm ẩn một số rủi ro bảo mật gây ra nguy hiểm khi áp dụng. Vậy những rủi ro bảo mật thường gặp là gì? Cách ngăn ngừa rủi ro được thực hiện như thế nào? Bạn hãy cùng Cafe Writer tìm hiểu bài viết sau đây để có thể áp dụng hiệu quả nhé!
Một số hình thức tấn công blockchain
Công nghệ blockchain được hình thành nhằm mục đích bảo mật và ngăn chặn các cuộc tấn công nhờ cấu trúc phi tập trung và phân tán. Song, blockchain không hoàn toàn chống lại được những cuộc tấn công này như 51%, chi tiêu gấp đôi, sybil hay DDoS.
Một số hình thức tấn công blockchain
Cụ thể về các loại tấn công blockchain khi thanh toán bằng tiền điện tử gồm:
- Tấn công 51%: Kiểu tấn công thường gặp và kẻ tấn công có quyền nắm giữ hơn 50% sức mạnh tính toán của blockchain, có khả năng thay đổi giao dịch, thêm giao dịch giả mạo.
- Tấn công chi tiêu gấp đôi: Hình thức tấn công blockchain khác, lúc này kẻ tấn công sẽ chi tiêu cùng một loại tiền trong hai lần. Những blockchain nhỏ và ít nút thường gặp phải hình thức tấn công này.
- Tấn công sybil: Kẻ tấn công thiết lập nhiều danh tính/ nút giả để lấy mạng. Sau đó lịch sử bị thay đổi bằng cách dùng danh tính giả để kiểm soát giao dịch.
- Tấn công DDoS: Kẻ tấn công làm ngập mạng blockchain với lượng truy cập và chặn quá trình xử lý giao dịch hợp lệ.
Những rủi ro bảo mật khi sử dụng tiền điện tử để thanh toán
Khi thanh toán bằng tiền điện tử sẽ có nhiều lỗ hổng về bảo mật như bị hack, lừa đảo. Đối tượng người tiêu dùng sẽ là mục tiêu của kẻ lừa đảo, giao dịch gian lận có ít biện pháp xử lý bởi giao dịch tiền điện tử là không thể đảo chiều.
Những rủi ro bảo mật khi sử dụng tiền điện tử để thanh toán
- Người dùng thường lo lắng bởi những mất mát và trộm cắp khi ví kỹ thuật số dễ bị tấn công và lừa đảo trực tuyến. Nếu bị kẻ lừa đảo xâm nhập vào ví và lấy hết số tiền, khả năng lấy lại gần như bằng không. Tiền điện tử cũng khó phục hồi nếu bị gửi đến địa chỉ ảo.
- Khả năng gian lận là một vấn đề bảo mật khác có liên quan đến hình thức thanh toán bằng tiền điện tử. Nhằm mục đích đánh lừa người dùng gửi tiền đến địa chỉ sai, kẻ cắp có thể tạo web giả mạo, sao chép các web đáng tin cậy để dễ lừa hơn.
- Tội phạm mạng sử dụng những lỗ hổng trong máy tính, điện thoại để truy cập vào ví kỹ thuật số, từ đây dùng nhiều kỹ thuật khác nhau như Email lừa đảo, phần mềm tấn công,... Đây là cách thực hiện cho những khách hàng ít kinh nghiệm.
- Kẻ lừa đảo sẽ dụ người dùng truy cập vào liên kết độc hại, tải xuống tệp virus. Lúc này những kẻ lừa đảo này sẽ truy cập vào tài sản kỹ thuật số dễ dàng.
Hướng dẫn cách giảm thiểu rủi ro khi thanh toán bằng tiền điện tử
Hình thức thanh toán bằng tiền điện tử thường tiềm ẩn nhiều rủi ro như mất tiền do trộm cắp, gian lận. Để giảm thiểu những rủi ro này, người dùng cần thực hiện các bước cơ bản để bảo vệ tài sản tiền điện tử của mình.
Cách giảm thiểu rủi ro khi thanh toán bằng tiền điện tử
- Người dùng chọn sàn giao dịch đáng tin cậy để cung cấp thông tin, tìm hiểu chi tiết để đảm bảo sàn hoạt động đúng quy định, có hồ sơ chứng minh bảo mật.
- Chỉ dùng cổng thanh toán được cấp phép và quản lý từ cơ quan uy tín. Nghiên cứu kỹ hồ sơ theo dõi nhằm đảm bảo an toàn, đáng tin cậy.
- Cần lưu trữ tiền điện tử trong ví an toàn, sử dụng mật khẩu mạnh và có bước xác thực hai yếu tố để bảo vệ ví và tài khoản liên kết giao dịch.
- Trước khi giao dịch, kiểm tra đầy đủ thông tin về địa chỉ nhận, số tiền.
- Nên sử dụng ví phần cứng có khóa riêng tư để bảo vệ ví khỏi tấn công mạng.
Cách bảo vệ quyền riêng tư giảm rủi ro thanh toán bằng tiền điện tử trong Web3
Blockchain công khai có sẵn cho người dùng thường được sử dụng để xử lý các khoản thanh toán bằng tiền điện tử trong Web3, do đó để theo dõi thông tin thanh toán sẽ rất đơn giản. Lúc này bạn cần dùng công nghệ bảo vệ quyền riêng tư giúp bảo mật dữ liệu.
Giảm rủi ro thanh toán bằng tiền điện tử trong Web3
- Sử dụng tính toán của nhiều bên: Dữ liệu sẽ được nhiều bên tính toán và không tiết lộ bất cứ sự riêng tư nào cho nhau, giảm khả năng vi phạm dữ liệu.
- Sử dụng công nghệ bảo vệ quyền riêng tư: Dùng tính toán đa bên an toàn, cùng nhau xác minh tính hợp lệ của giao dịch.
Những thông tin được Cafe Writer chia sẻ trên bài đã giúp bạn nắm được rủi ro thường gặp khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền điện tử cùng cách ngăn ngừa hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ có những áp dụng thật hữu ích trong quá trình sử dụng. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn, đừng ngần ngại bạn hãy truy cập ngay Cafe Writer để được hỗ trợ nhé!