Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 17 : 46 : 06
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,700 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

26,784 VNĐ

25,784 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 7,669 16-05-2024 14:53:45
Mua USDT 7,669 16-05-2024 14:53:45
Mua USDT 7,669 16-05-2024 14:53:45

Thị phần Binance tiếp tục lao dốc, giá BNB đi về đâu

Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch, tiếp tục chứng kiến việc thị phần của mình “tụt dốc” vào tháng 6.

Theo CCData, thị phần giao dịch trực tiếp của Binance trong tháng 6 đã giảm xuống 41.9% từ mức 43% của tháng trước đó. Qua đó đây đánh dấu chuỗi giảm trong 4 tháng liên tiếp và là mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2022.

Tuy vậy, Binance vẫn là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới với thị phần bỏ xa các đối thủ. Cụ thể trong bảng xếp hạng, OKX đang đứng thứ hai với thị phần 5.44% và sàn giao dịch Coinbase đứng thứ ba với 5.37% thị phần.

Có thể từ các vụ kiện của SEC là nguyên nhân của sự yếu đi trong tháng 6, tuy nhiên theo dữ liệu đánh giá thì thị phần của Binance thực tế đã bắt đầu giảm từ 4 tháng trước, sau khi sàn giao dịch này ngừng chương trình giao dịch không mất phí cho 13 cặp giao dịch Bitcoin. Cụ thể là từ khi Paxos ngừng hợp tác với Binance bằng thương vụ đồng BUSD.

Binance US cũng lao đao sau hàng loạt kiện tụng từ SEC, thị trường này cũng ghi nhận đà giảm thị phần xuống 0.39% từ mức 1.18% của tháng trước đó, theo CCData.

Chuyện này xảy ra trong bối cảnh Binance nói chung và Binance US đang gặp rắc rối pháp lý nghiêm trọng. Vào ngày 5 tháng 6, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện Binance với tổng cộng 13 cáo buộc. Một trong những cáo buộc trong vụ kiện cho rằng tiền từ Binance và Binance.US đã được trộn lẫn vào một tài khoản được kiểm soát bởi công ty Merit Peak Limited liên quan đến Changpeng Zhao.

Cáo buộc khác cho rằng Binance.US đã tiến hành giao dịch rửa tiền thông qua một Market Maker (MM) bí mật là Sigma Chain, cũng do CZ sở hữu. Qua đó SEC đã nộp đơn lên toà án yêu cầu đóng băng tài sản của Binance US.

Điều này đã khiến thị trường crypto chao đảo mạnh sau đó. Binance US cũng bắt đầu gặp vấn đề khi tiến hành huỷ niêm yết hơn 100 cặp giao dịch khỏi giao diện Advanced Trading và ngưng dịch vụ OTC. Đồng thời giá BTC, ETH, BNB trên Binance US cũng bắt đầu bị chênh lệch khỏi mặt bằng chung thế giới.

Ban đầu, SEC đề xuất đóng băng toàn bộ tài sản của Binance US, nhưng sau đó hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc này. Sau đó Binance US và các chi nhánh Binance ở một số quốc gia, lãnh thổ khác như Anh, Hà Lan, Pháp, đảo Síp, Brasil… cũng đã gặp rắc rối.

Binance gặp rắc rối với EU

Trở lại vào tháng 5, Binance đã gửi email cho khách hàng ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Ba Lan, thông báo nói rằng họ sẽ ngừng cung cấp dịch vụ giao dịch cho mười hai loại privacy coin. Các đồng tiền bảo mật lớn như Monero, Dash và Zcash đã bị ảnh hưởng. Các token ít nổi tiếng hơn, bao gồm XVG và SCRT, cũng đã bị hủy niêm yết.

Quyết định này tuân theo việc Liên minh Châu Âu áp dụng quy định về Thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA). Đáng chú ý, MiCA áp đặt “travel rule” đối với các giao dịch tiền điện tử. Do đó, nó làm tăng khả năng các công ty cho phép giao dịch tiền riêng tư vi phạm luật pháp EU.

Travel rule yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử thu thập một số thông tin nhất định về người gửi và người nhận tiền điện tử. Tuy nhiên, yêu cầu này đi ngược lại các đặc tính cơ bản của các đồng tiền nâng cao quyền riêng tư như Monero khi ngay từ đầu việc cho phép giao dịch ẩn danh là mục đích chính của các privacy coin.

Quyết định của Binance chấm dứt hỗ trợ cho các loại privacy coin đánh dấu đòn giáng mới nhất đối với những người ủng hộ loại tiền điện tử này ở châu Âu. Trước đây, các sàn giao dịch lớn, bao gồm Kraken, Huobi và Bittrex đã hủy niêm yết các đồng tiền như Monero và Dash.

Mặt khác, chính quyền ở những nơi bao gồm Dubai, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã cho thấy động thái mạnh tay hơn để đàn áp privacy coin. Ở đó, các Chính phủ đã chuyển sang cấm hoàn toàn privacy coin, bao gồm cả việc cấm giao dịch và phát hành chúng.

Thêm một đối tác ngân hàng EU ngừng hỗ trợ Binance

Mới đây, đối tác ngân hàng EUR hiện tại của Binance, Paysafe Payment Solutions Limited, chính thức thông báo ngừng hỗ trợ sàn. Binance liên tiếp nhận làn sóng “Fud dồn dập" vào mình.

Ngày 28/06, Binance bất ngờ thông báo với người dùng rằng sàn sẽ thay đổi nhà cung cấp dịch vụ gửi và rút EUR, bởi vì đối tác ngân hàng EUR hiện tại của Binance là Paysafe Payment Solutions Limited sẽ ngừng hỗ trợ sàn kể từ ngày 25/09/2023.

Vào thời điểm Paysafe Payment Solutions Limited ngừng hỗ trợ, người dùng cần cập nhật ngân hàng được sử dụng để gửi tiền vào tài khoản Binance. Đồng thời, có thể phải chấp nhận các điều khoản và điều kiện mới để tiếp tục sử dụng dịch vụ Bank Transfer (SEPA)sau thời điểm đó.

Được biết, SEPA, dạng viết tắt của Khu vực thanh toán chung bằng đồng Euro, là mạng thanh toán xuyên biên giới tích hợp của Liên minh Châu Âu cho các giao dịch bằng đồng Euro.

Việc Paysafe Payment Solutions Limited thông báo ngừng hỗ trợ sàn là một tin tức không mấy lạc quan khi Binance đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ các cơ quan quản lý tài chính ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Quốc hội Brazil phát lệnh triệu tập giám đốc điều hành chi nhánh Binance

Trước đó ngày 21/06, đại biểu Alfredo Gaspar - thành viên của Ủy ban Thẩm tra (CPI) về các âm mưu lừa đảo - đã yêu cầu triệu tập Guilherme Haddad, Giám đốc Binance chi nhánh Brazil, để điều trần trước quốc hội. Được biết, lệnh triệu tập là một phần trong cuộc điều tra về các âm mưu lừa đảo tại đất nước này.

Hiện tại, yêu cầu triệu tập của đại biểu Alfredo Gaspar vẫn cần được bỏ phiếu. Binance đã phải đối mặt với sự giám sát từ các cơ quan có thẩm quyền ở Mỹ, Pháp, Hà Lan, Vương quốc Anh và bây giờ là Brazil.

Đề cập về yêu cầu triệu tập, đại biểu nhấn mạnh rằng Binance đã sử dụng các âm mưu ponzi như Ever Operations & Investments và Braiscompany để tẩu tán tài sản.

“Chúng tôi cần biết mức độ liên quan của sàn Binance tới các âm mưu lừa đảo đang làm tổn hại tài sản của công dân Brazil”.

Ngoài lời giải thích của Alfredo Gaspar, nhiều người cho rằng Binance đang đối mặt với sự quan tâm của các cơ quan quản lý trên toàn thế giới, cho nên Brazil cũng nhanh chóng tham gia điều tra.

Trước đó, một cơ quan tương tự như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) là Comissão de Valores Mobiliários (CVM) đã yêu cầu Binance ngừng cung cấp sản phẩm phái sinh cho khách hàng Brazil.

Binance nộp đơn ngừng hoạt động tại đảo Síp trong bối cảnh rào cản pháp lý

Ngày 14/06, Binance thông báo nộp đơn xin ngừng hoạt động ở Síp để tập trung vào thị trường lớn hơn ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Theo thông tin trên trang web của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cyprus, đơn hủy đăng ký của Binance đăng đang trong quá trình xét duyệt. Tuy nhiên, không rõ Binance đã nộp đơn khi nào và lý do họ làm như vậy là gì?

Trước thắc mắc này, người phát ngôn của Binance lên tiếng giải thích rằng quyết định ngừng hoạt động ở Síp là một phần trong nỗ lực “tuân thủ đầy đủ MiCA khi dự luật này được triển khai trong 18 tháng tới.”

“Chúng tôi quyết định ngừng hoạt động ở Síp để tập trung vào các thị trường ít bị quản lý hơn tại EU, đặc biệt là các thị trường đang có xu hướng phát triển mạnh như Pháp, Ý và Tây Ban Nha.”

Điều này ngầm ám chỉ rằng Binance đang có những chiến lược hoạt động cẩn thận hơn trước hàng loạt mũi giáo của cơ quan pháp lý.

Được biết, cơ quan quản lý đảo Síp cấp giấy phép hoạt động cho Binance vào tháng 10/2022. Cụ thể, Binance Cyprus đã được cấp phép đăng ký Nhóm 3 là Nhà cung cấp Dịch vụ Tài sản Tiền điện tử (CASP) bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cyprus.

Đăng ký này cho phép Binance cung cấp các dịch vụ, bao gồm dịch vụ giao dịch chốt, dịch vụ giữ tài sản, dịch vụ staking và dịch vụ thẻ, tuân thủ yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cyprus về chống rửa tiền và chống khủng bố (AML/CTF).

Vào thời điểm đó, sàn giao dịch cho biết đây là “một mốc quan trọng” trong nỗ lực tuân thủ quy định của công ty và là các đăng ký tương tự cho các đơn vị địa phương của Binance tại Pháp, Ý và Tây Ban Nha.

Binance chính thức rời Vương quốc Anh

Binance Markets Limited (BML), chi nhánh của Binance tại Vương quốc Anh, chính thức hủy đăng ký hoạt động kinh doanh với Cơ quan Thực thi Tài chính (FCA). Hiện tại, Binance sẽ không được phép cung cấp dịch vụ và tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào với khách hàng ở Anh.

Ngay sau đó, người phát ngôn của Binance đã lên tiếng trấn an người dùng rằng việc hủy đăng ký của BML không ảnh hưởng đến hoạt động của Binance toàn cầu.

Song, Ilir Laro, giám đốc phụ trách phát triển khu vực của Binance tại Vương quốc Anh và Châu Âu, nhấn mạnh Binance vẫn duy trì hoạt động ở 5 quốc gia có thị trường phát triển mạnh tại Châu Âu, bao gồm Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Điển.

Trước đó, vào năm 2021, FCA đã yêu cầu chi nhánh của Binance tại Anh phải đăng ký giấy phép hoạt động với cơ quan này sau khi bị cảnh cáo và FCA chính thức xét duyệt yêu cầu hủy bỏ đăng ký hoạt động của sàn vào ngày 30/05/2023.

Đây là quốc gia thứ 4 mà Binance thông báo rút lui chỉ trong 2 tháng qua, sau Canada, Hà Lan và Đảo Síp. Ngoài ra, Binance còn bị tước giấy phép giao dịch phái sinh ở Úc và bị nhiều ngân hàng của nước này ngừng hợp tác. Thương vụ mua lại sàn GOPAX của Hàn Quốc để Binance có thể tái giao dịch thị trường này cũng đang bị tạm ngưng.

Binance nhắm tới UAE làm 'đầu mối' cho các hoạt động trong tương lai

Trước các hành động pháp lý từ các quốc gia gần đây. Tổng giám đốc Binance Dubai Alex Chehade cho biết có rất nhiều lý do chính đáng khiến UAE sẽ trở thành trung tâm tiền điện tử lớn tiếp theo của thế giới.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang trở thành trọng tâm lớn tiếp theo của Binance sau một loạt các hành động thực thi tại Hoa Kỳ cùng các quốc gia khác chống lại sàn giao dịch tiền điện tử này.

Tổng giám đốc Binance Dubai, Alex Chehade cho biết UAE là điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp tiền điện tử đang tìm kiếm một con đường bớt chông gai với lập trường thân thiện đối với tài sản kỹ thuật số.

“Binance xác định rằng ban lãnh đạo cấp cao của UAE muốn thiết lập khu vực này làm đầu mối cho Web3. Chehade cho biết họ đang cố gắng đa dạng hóa khỏi nhiên liệu hóa thạch và họ coi tiền điện tử là động lực tuyệt vời để làm như vậy.”

Các quy định rõ ràng về tiền điện tử ở UAE khiến khu vực này trở nên hấp dẫn đối với các sàn giao dịch như Binance, hiện đang phải vật lộn với tranh chấp pháp lý từ các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ, bao gồm Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai.

“Binance có mặt tại đây bởi vì chúng tôi được đảm bảo rằng chúng tôi có thể thiết lập các hoạt động và xây dựng cho tương lai.” Chehade giải thích.

Chehade lưu ý Cơ quan quản lý tài sản ảo của UAE (VARA) là động lực chính đằng sau sự gia tăng lợi ích liên quan đến tiền điện tử trong khu vực.

"Có một khuôn khổ rõ ràng để mọi người và doanh nghiệp tham gia, trong khi bạn không thấy nhiều điều đó ở những nơi khác.”

Ngoài quy định, Chehade cho biết dòng người trẻ tuổi chuyển đến UAE có thể thấy khu vực này chấp nhận tiền điện tử nhanh hơn so với các trung tâm tài sản kỹ thuật số khác.

“Hai động lực chính là rất nhiều người nước ngoài đang chuyển đến đây từ Châu Âu và Châu Á, đồng thời chúng tôi biết rằng những người trẻ tuổi có suy nghĩ cởi mở hơn khi nói đến tài sản ảo.”

“Bạn không thấy điều đó nhiều ở các trung tâm tiền điện tử khác.”

Giám đốc điều hành Merkle Science Mriganka Pattnaik cũng ca ngợi bối cảnh pháp lý ở UAE, lưu ý rằng VARA, với tư cách là cơ quan quản lý dành riêng cho tài sản ảo đầu tiên trên thế giới, cung cấp các hướng dẫn tuân thủ rất chi tiết cho các công ty hoạt động trong phạm vi quản lý của mình.

“Có nhiều tương tác hơn với khu vực tư nhân và các cơ quan quản lý vì đây là một hệ sinh thái nhỏ hơn, ở giai đoạn đầu. Việc thuê các nhóm ở UAE cũng dễ dàng hơn hoặc chỉ cần xây dựng một nhóm gồm 100 người, tất cả đều không đến từ khu vực này.”

GIÁ BNB ĐI VỀ ĐÂU GIỮA CÁC TIN FUD CỦA BINANCE

Trên biểu đồ giá, mã thông báo trao đổi Binance Coin [BNB] có triển vọng giảm giá trong khung thời gian 1 ngày. Có vẻ như mã thông báo sẽ giảm hơn nữa, về mức 220 đô la hoặc thấp hơn trong những tuần tới.

Biểu đồ 1 ngày cho thấy cấu trúc giảm giá được hình thành vào ngày 8 tháng 5, sau khi giảm xuống dưới $315,3. Mức này là mức thấp cao hơn trước đó. Binance Coin - BNB đã bị mắc kẹt trong một phạm vi hình thành vào tháng Năm. Sau đó, BNB hình thành một loạt các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn trên thị trường.

Xu hướng này tiếp tục vào tháng Sáu. Trong khi khung thời gian hàng ngày cho thấy đà giảm, biểu đồ 4 giờ cho thấy dấu hiệu tăng giá. Người mua đã có một chiến thắng ngắn ngủi khi giá BNB vượt qua 250 đô la, nhưng không thể bảo vệ mức này.

Binance Coin đã giảm xuống dưới $240 ngay sau đó. Trong khi đó, chỉ số RSI trên biểu đồ 1 ngày vẫn ở dưới mức trung lập 50, cho thấy đà giảm mạnh. Tâm lý thị trường vẫn tiêu cực khi những người nắm giữ BNB bị thua lỗ.

Tỷ lệ MVRV 90 ngày lưu ý rằng những người nắm giữ đang ở sâu trong vùng màu đỏ. Có thể lập luận rằng tài sản bị định giá thấp theo MVRV nhưng điều này không có nghĩa là Binance Coin (BNB) sẽ sớm phục hồi. Tỷ lệ tài trợ là âm trong thời gian giảm nhưng gần đây đã tăng trở lại.

Nhìn chung, tâm lý thị trường vẫn giảm và người bán chiếm ưu thế trong khung thời gian cao hơn. Nếu BNB giảm xuống dưới khu vực 225 USD - 230 USD, thì tỷ giá 220 USD và 205 USD có thể là các mức hỗ trợ tiếp theo cần theo dõi.