Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 12 : 56 : 04
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,690 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

26,805 VNĐ

25,805 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 7,599 07-05-2024 11:03:07
Mua USDT 7,599 07-05-2024 11:03:07
Mua USDT 7,499 07-05-2024 11:03:07

Tìm hiểu về tín hiệu phân kì trong giao dịch

Một trong những tín hiệu thường xuất hiện trên các chỉ báo động lượng nhằm dự báo xu hướng hay chuyển động giá trong tương lai rất phổ biến mà các nhà đầu tư mới trong thị trường chưa biết hoặc không hiểu rõ, đó chính là phân kì. Vậy phân kì là gì? Cách nhận biết và áp dụng tín hiệu này trong giao dịch ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.

Phân kỳ là gì?

Phân kỳ là một thuật ngữ, có tên gọi tiếng Anh là Divergence, nhằm mô tả một tín hiệu hay hiện tượng trong các chỉ báo kỹ thuật, có xu hướng ngược lại với chuyển động giá. Chẳng hạn như giá của đồng coin vừa tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng chỉ báo kĩ thuật lại xuất hiện đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Phân kỳ là tín hiệu nhằm cảnh báo về sự tiếp diễn hoặc đảo chiều của xu hướng giá trong tương lai ngắn hạn. 

Dấu hiệu nhận biết tín hiệu Phân kỳ

Các trader chuyên nghiệp có thể chỉ ra vài loại phân kỳ dựa vào kinh nghiệm của họ, tuy nhiên, có hai loại phân kỳ thường gặp nhất trong kĩ thuật phân tích đó là phân kỳ ẩn và phân kỳ thường. Cách nhận biết chúng cũng tương đối phức tạp do có sự tương đồng và dễ lẫn lộn. Lời khuyên dành cho những ai mới tìm hiểu, đó là hãy học cách nhận biết phân kỳ thường trước, rồi có thể nâng cao kiến thức khi tìm hiểu về phân kỳ ẩn để tránh nhầm lẫn.



Vậy Phân kỳ thường là gì?

Phân kỳ thường là tín hiệu hiệu dự báo xu hướng giá hiện tại sắp kết thúc hay dự báo sự đảo chiều xu hướng giá hiện tại. Tín hiệu phân kỳ thường sẽ chính xác và hiệu quả hơn khi thị trường đang ở giai đoạn xu hướng rõ ràng (tăng mạnh hoặc giảm mạnh)



Ở xu hướng tăng - XÉT ĐỈNH: Mô hình giá sẽ di chuyển theo hướng đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo cho tín hiệu thì ngược lại khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước => Như vậy giá sẽ chuẩn bị đảo chiều, tức là giá sẽ chuyển từ tăng sang giảm.

  • Ở xu hướng giảm - XÉT ĐÁY: Mô hình giá sẽ di chuyển theo hướng đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau thấp hơn đáy trước => Như vậy giá sẽ chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng.

Phân kỳ ẩn là gì?

Phân kỳ ẩn sẽ là tín hiệu hiệu dự báo xu hướng giá tăng hoặc giảm hiện tại sẽ được tiếp diễn trong thời gian sắp tới ở khoảng ngắn hạn. Lưu ý rằng, tín hiệu phân kỳ ẩn có tỉ lệ đúng cao hơn phân kỳ thường. Giống như phân kỳ thường, phân kỳ ẩn sẽ chỉ chính xác và hiệu quả nhất khi thị trường đang ở trong một xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh rõ rệt.



Ở xu hướng tăng - XÉT ĐÁY: Mô hình giá sẽ di chuyển theo hướng đáy sau cao hơn đáy trước nhưng chỉ báo cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau thấp hơn đáy trước => Tín hiệu dự báo sự tiếp diễn của giá ở xu hướng tăng hiện tại.

Ở xu hướng giảm - XÉT ĐỈNH: Mô hình giá sẽ di chuyển theo hướng đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước => Tín hiệu dự báo sự tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.

Cách giao dịch khi có tín hiệu phân kỳ

Đối với tín hiệu Phân kì thường - đảo chiều xu hướng

Ở xu hướng tăng - ưu tiên các lệnh sell khi có tín hiệu phân kỳ thường giữa 2 đỉnh giá và chỉ báo.

Ở xu hướng giảm - ưu tiên cách lệnh buy khi có tín hiệu phân kỳ thường giữa 2 đáy giá và chỉ báo.

Tín hiệu Phân kì ẩn - tiếp diễn xu hướng

Ở xu hướng tăng - ưu tiên các lệnh buy khi có tín hiệu phân kỳ ẩn giữa 2 đáy giá và chỉ báo.

Ở xu hướng giảm - ưu tiên các lệnh sell khi có tín hiệu phân kỳ ẩn giữa 2 đỉnh giá và chỉ báo.

Một số chỉ báo có tín hiệu phân kỳ

Thông thường, tín hiệu phân kỳ sẽ xuất hiện thông qua các chỉ báo động lượng. Bạn có thể áp dụng việc sử dụng các chỉ báo dưới đây để quan sát và tìm tín hiệu phân kì rất tốt

Chỉ báo MACD

Phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) là một chỉ báo xung lượng theo xu hướng cho thấy mối quan hệ giữa hai đường trung bình động của xu hướng giá. MACD được tính bằng cách trừ đường trung bình động hàm mũ EMA26 cho đường EMA12



Kết quả của phép tính đó chúng ta thu được là đường MACD. Đường EMA9 của MACD được gọi là "đường tín hiệu", sau đó được vẽ trên đầu đường MACD, có thể được coi là dự báo cho các tín hiệu mua và bán. Các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua (buy) khi MACD vượt lên trên đường tín hiệu của nó và đặt lênh bán (sell) khi MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu. Các chỉ báo phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) có thể được hiểu theo một số cách, nhưng các phương pháp phổ biến hơn là giao nhau, phân kỳ và tăng / giảm nhanh.

Chỉ báo RSI

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo xung lượng cho biết sức mua quá mức hoặc sức bán quá mức của đồng coin đó. Nói một cách đơn giản, RSI là một bộ dao động tính toán các dải cao và thấp giữa hai giá trị đối lập, đồng thời ước tính độ lớn của sự biến đổi giá và tốc độ của các biến thể này.



Do sự biến động của thị trường tiền điện tử, các chỉ báo kỹ thuật cung cấp hướng dẫn để vẽ các điểm vào và ra. Do đó, RSI là một chỉ báo đáng tin cậy cho các nhà giao dịch tiền điện tử.

Chỉ báo Stochastic RSI

Chỉ báo Stochastic RSI (Stoch RSI) về bản chất là một chỉ báo của chỉ báo RSI. Nó được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để cung cấp các phép tính cho chỉ báo RSI. Điều này có nghĩa là nó là thước đo RSI liên quan đến phạm vi cao / thấp của chính nó trong một khoảng thời gian do người dùng xác định. Stochastic RSI là một bộ dao động tính toán một giá trị từ 0 đến 1, sau đó được vẽ dưới dạng một đường. Chỉ báo này chủ yếu được sử dụng để xác định các điều kiện quá mua và quá bán.



Lưu ý khi giao dịch với phân kỳ

Tín hiệu phân kỳ không phải lúc nào cũng cho tỉ lệ đúng cao, bạn nên cân nhắc khi áp dụng và nên kết hợp với các chỉ báo khác.

Với mỗi chỉ báo, tín hiệu phân kỳ sẽ được áp dụng và sử dụng khác nhau, vậy nên hãy tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định.

Không phải lúc nào tín hiệu phân kỳ cũng đúng ở ngay lần đầu tiên, đối với một số trường hợp, tín hiệu phân kỳ sẽ diễn ra vài ba lần, sau đó mới di chuyển đúng như phân tích kĩ thuật.

Khi giá xuất hiện phân kì (thường) đảo chiều và theo sau là tín hiệu phân kì (ẩn) tiếp diễn, lúc này phân kì ẩn sẽ chính xác hơn, bạn nên ưu tiên đánh theo phân kì ẩn thay vì quan sát phân kỳ thường.

Chúc các bạn giao dịch may mắn với tín hiệu phân kỳ nhé!