Tỷ giá mua bán cập nhật lúc : 04 : 24 : 01
* LƯU Ý : Bán tối đa 7,700 USDT/giao dịch/TKNH, tối thiểu 4,000 USDT/giao dịch, các giao dịch chuyển vượt hạn mức tối đa sẽ không được xử lý. Giao dịch sau 30 phút sẽ tự hủy nếu không nhận được USDT. Chúc Quý Khách một ngày tốt lành.
$ Coin Mua Bán

Tether Tether(USDT)

26,997 VNĐ

25,997 VNĐ

Lịch sử giao dịch
Loại Đồng Số lượng Thời gian
Mua USDT 6,868 25-11-2024 23:22:15
Mua USDT 7,699 25-11-2024 23:22:15
Mua USDT 7,699 25-11-2024 23:22:15

Khái niệm Rune Seeker (RUNES)? Mô hình mới của Blockchain Gaming có thật sự hiệu quả?

Khái niệm Rune Seeker (RUNES) là gì?

Rune Seeker là game NFT thẻ bài theo lượt, là sự kết hợp giữa các game thẻ bài truyền thống và công nghệ blockchain.

Với Rune Seeker, người chơi tham gia game miễn phí và chiến thắng dựa trên kỹ năng mà không cần các khoản đầu tư ban đầu.

>> Mua Bán Usdt Tỷ Giá Tốt

GamePlay

Gameplay của Rune Seeker xoay quanh Unit và Terrain:

Unit: các tướng.

Terrain: các ô địa hình.



Khi bắt đầu trận đấu, mỗi người chơi đặt 3 Unit trên bất kỳ ô nào, bản đồ được tạo ngẫu nhiên. Sau khi bản đồ được thiết lập, các Unit tăng hoặc giảm sức mạnh tùy theo địa hình xung quanh.

Địa hình xung quanh mang thuộc tính của các nguyên tố, các nguyên tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số bị động của Unit theo nguyên tắc: Đất – Nước – Lửa – Gió.

Mỗi trận đấu diễn ra trong vòng 6 phút và kéo dài 3-4 hiệp, mỗi hiệp gồm 2 giai đoạn chính: Command (Chỉ huy) và Action (Hành động).

Người chơi cả 2 bên đặt các Unit ở bất cứ đâu họ muốn trên bản đồ, sau đó, các ô còn lại ngẫu nhiên trở thành các ô địa hình.

Trong giai đoạn Command, người chơi của 2 bên có thể sử dụng Rune để chỉ huy các đơn vị và điều khiển thay đổi địa hình. Trong giai đoạn Action, địa hình và các Unit tuân theo mệnh lệnh từ người chơi và thực hiện hành động theo sự phân công. Hành động này là tấn công, phòng thủ, biến hình, hợp nhất hay triệu hồi.

Trận đấu kết thúc khi có một bên tiêu diệt hết quân địch. Nếu Rune (kết hợp giữa 2 thẻ bài) được sử dụng hết, người chỉ huy mất kiểm soát và các Unit tự động tấn công bằng các hành động được lập trình sẵn. Sau hơn 3 vòng, Astronomical Tower sẽ kích hoạt chế độ “Land of Chaos”, tăng sức mạnh cho các Unit để buộc trận đấu phải kết thúc.

Hệ thống bản đồ

Địa hình

Rune Seeker tạo bản đồ ngẫu nhiên. Người chơi được đặt vào bản đồ địa hình khác nhau cho mỗi trận đấu.



Thành phần chiến thuật chính là các ô địa hình. Địa hình cung cấp các hiệu ứng tốt hoặc xấu cho Unit  ở gần hoặc đứng trên chúng.

Ngoài ra, các ô địa hình cung cấp cho người chơi nhiều cách để kích hoạt các hiệu ứng hỗ trợ đặc biệt cho Unit.

Unit sẽ nhận được các hiệu ứng có lợi nếu như thuộc tính địa hình và thuộc tính Unit giống nhau và ngược lại.

Do tác động của địa hình đối với cục diện của trận chiến, một trong nhiều mục tiêu quan trọng của người chơi là thay đổi địa hình trong lãnh thổ theo cách có lợi cho các đơn vị đồng thời gây bất lợi cho các đơn vị trong lãnh thổ của đối thủ.

Ngoài ra, người chơi có thể:

Nâng cấp địa hình, tăng tác dụng của chúng.

Kích hoạt Grand Terrain.

Khái niệm Grand Terrain là gì?

Grand Terrain là sự hợp nhất của 3 ô địa hình có cùng yếu tố đặt cạnh nhau. Loại địa hình này buff (hoặc debuff) nhiều cho các đơn vị đến khi kết thúc trận đấu và không thể thay đổi hoặc chia cắt. 



Hệ thống thẻ bài (Rune System)

Để hiểu hơn về hệ thống bài trong game, các bạn cần nắm được 2 khái niệm:

Rune Shard: là các thẻ bài.



Rune: sự kết hợp giữa 2 Rune Shard



Tất cả Rune được tạo ra Rune Seeker đều đến từ sự kết hợp ngẫu nhiên của hai loại Thẻ bài : Creation (Sáng tạo) và Absorption (Hấp thụ), mỗi loại có 100 thẻ bài. Ở phiên bản đầu tiên, 100 thẻ Creation được kết hợp với 100 thẻ Absortion tạo ra 10000 Rune. Số lượng Rune Shard được tăng lên theo lộ trình và tiến trình phát triển của Rune Seeker.



Mỗi người chơi tham gia trận chiến với bộ Rune nhất định. 

2 loại Rune Shard:

Creation – Spell và Unit Rune: áp dụng cho Unit, ra lệnh cho Unit kích hoạt kỹ năng đặc biệt, đòn tấn công hoặc bùa mê.

Absorption – Terrain Rune: áp dụng cho ô hoặc khu vực địa hình, biến đổi địa hình hoặc áp dụng các hiệu ứng ma thuật lên đó.

Tối đa 4 Rune từ bộ rune sẽ xuất hiện theo thứ tự ngẫu nhiên trong mỗi vòng đấu. Người chơi sử dụng tất cả Rune hoặc vài Rune trong mỗi vòng.

Độ hiếm cùng sức chứa

Mỗi Rune Shard sẽ có độ hiếm khác nhau, chỉ số và các hiệu ứng khác nhau. Người chơi có thể tìm thấy các Rune Shard với độ hiếm khác nhau thông qua phần thưởng nhận được từ các nhiệm vụ Dungeon, quay Gacha hoặc giao dịch trên Marketplace.



Tuy nhiên, sức mạnh của Rune Shard phụ thuộc vào các yếu tố bên cạnh độ hiếm hoặc sức mạnh của nó:

Combining (Kết hợp): các Rune Shard được kết hợp ngẫu nhiên tạo thành Rune, sẽ có nhiều trường hợp người chơi tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa 2 Rune Shard khác nhau và tăng giá trị của Rune.

Capacity (Sức chứa): Các Rune Shard tiêu tốn nhiều không gian hơn, một người chơi phải hy sinh số lượng Rune mang theo để đổi lấy chất lượng.

Hệ thống tướng (Unit system)

Trong Rune Seeker, các Unit tham gia vào quá trình sản xuất, vận hành và chiến đấu.



Các thuộc tính sau có mặt trong mọi Unit:

Mỗi Unit thuộc về 1 trong 4 Hệ Nguyên Tố. Điều này ảnh hưởng đến lợi thế hoặc bất lợi các Unit khác trong trận đấu với địa hình.

Các chỉ số của Unit:

ATK & HP: Quyết định sức chiến và sức khỏe

SPD: Xác định di chuyển của Unit

EQL: Xác định số lượng Rune mà Unit mang theo



Kỹ năng và Trang bị

Ngoài các cuộc tấn công tiêu chuẩn, các Unit sẽ có các kỹ năng đặc biệt. Người chơi cần sử dụng Rune để kích hoạt các kỹ năng đó.

Mỗi Unit có 3 kỹ năng riêng biệt:

Kỹ năng của Tinh tú 

Kỹ năng của Mặt trăng

Kỹ năng của Mặt trời 

Mỗi kỹ năng một là ở dạng Chủ động, 2 là Bị động

Chủ động: Kỹ năng được kích hoạt thủ công, bằng cách sử dụng Rune có liên quan.

Bị động: Kỹ năng không cần Rune để kích hoạt

Mỗi Unit cũng sẽ mang theo 4 loại trang bị: vũ khí, áo giáp, nhẫn và bùa hộ mệnh, được gắn sẵn và không thay thế. Tuy nhiên, chúng được nâng cấp để tăng các chỉ số của Unit và mở khóa các hiệu ứng tiền thưởng.

Nâng cấp Unit



Người chơi tăng sức mạnh cho các Unit bằng cách sử dụng các tài nguyên thu thập được khi tham gia game, bao gồm:

Trang thiết bị

Sự tiến hóa

Kỹ năng 

Tiến hoá Unit

Mỗi Unit có khả năng tiến hóa thành phiên bản mới, mạnh hơn với các thuộc tính tốt hơn khi điều kiện được đáp ứng. Các Unit có độ hiếm cao có nhiều khả năng nâng cấp cao hơn.



Người chơi phải tìm các vật liệu cần thiết, đợi trong khoảng thời gian để nâng cấp Unit.

Hệ thống nhà



Căn cứ của chỉ huy bao gồm:

Lâu đài: Lâu đài sẽ tạo ra aura lên các tòa nhà gần đó để tăng năng suất, nhưng khả năng này yếu đi khi các tòa nhà ở xa lâu đài. Khi được nâng cấp, lâu đài sẽ tăng kích thước của căn cứ, cho phép người chơi xây dựng nhà nhiều hơn.

Các loại bao gồm:

Cần thiết: Các tòa nhà phục vụ chức năng quan trọng trong game. Chúng được di chuyển đến vị trí khác, nhưng phải có mặt trong căn cứ.

Khai thác: Để tạo tài nguyên cho người chơi.

Hỗ trợ: Để hỗ trợ hoạt động của căn cứ.

Trang trí: phục vụ sở thích của người chỉ huy.

Xem thêm: BNB Chain năm 2022: Tận dụng lợi thế vượt qua khó khăn


Nhân vật và Skin

Hero là nhân vật đại diện trong thế giới của Rune Seeker. Mỗi người chơi bắt đầu với cùng Hero mặc định.



Rune Seeker có 12 bộ skin cho các Hero, mỗi bộ có 6 phần. Skin được tạo từ skin production pool một cách ngẫu nhiên.

Marketplace và Official Store

Official Store

Game cung cấp Official Store, người chơi có thể tìm các Gacha box, thẻ bài và tướng. Official Store sẽ ưu tiên các chương trình khuyến mãi để người chơi có cơ hội hơn để mua những thứ cần với giá hợp lý. Người chơi chỉ có thể sử dụng RUNES token để giao dịch trong Official Store



Marketplace

Marketplace là trung tâm nơi mọi hoạt động giao dịch diễn ra. Marketplace tính phí 2% cho mỗi giao dịch.

Unit Market ( Là thị trường giao dịch tướng)

Unit Market đáp ứng nhu cầu của các người chơi.



Các chỉ huy vào chợ để tìm các Unit phù hợp với chiến lược và lối chơi, với hàng trăm loại Unit thuộc 4 nguyên tố, phù hợp với từng chủng tộc.

Các Unit được nâng cấp chỉ số để trở thành phiên bản cao cấp hơn. 

Chế độ chơi

Rune Seeker đảm bảo trải nghiệm dựa vào cộng đồng, thông qua 4 chế độ chơi chính:

Battle Arena (PvP)

Battle Arena bao gồm 2 chế độ: Normal (thường) và Ranked (xếp hạng).

Ở chế độ chơi này, người chơi thi đấu với nhau. Trong chế độ xếp hạng, người chiến thắng nhận được phần thưởng, điểm kinh nghiệm và điểm xếp hạng, người thua sẽ nhận được ít tài nguyên và kinh nghiệm hơn và tất nhiên sẽ bị trừ điểm xếp hạng.



Tower (PvP)



Mỗi tháng, tất cả người chơi sẽ được đặt trong Arena Tower để chiến đấu với nhau, nhưng với sự thay đổi. Người tấn công trực tiếp chỉ huy đội chiến đấu với đội hình mạnh nhất nhưng do AI sắp đặt và chỉ huy. Top 5 người có số điểm cao nhất sẽ nhận được phần thưởng lớn bao gồm tài nguyên, điểm kinh nghiệm và vật phẩm hiếm.



Story (PvE)

Hệ thống Dungeon sẽ là khu vực chính để người chơi tìm tài nguyên, vật phẩm, điểm kinh nghiệm và khám phá. 



Campaign (PvE)

Mỗi tháng, trong khoảng thời gian ngắn Rune Seeker mở Chiến Dịch Đặc Biệt để người chơi trên máy chủ cùng nhau đánh Boss. Nếu tiêu diệt được Boss, phần thưởng được chia công bằng cho các người chơi tham gia, ai gây sát thương nhiều hơn sẽ nhận nhiều phần thưởng hơn.



Bên cạnh chế độ chơi chính, người chơi bắt tay vào các nhiệm vụ khác trong cuộc phiêu lưu của họ.

Phân tích mô hình của dự án Rune Seeker

Những bất lợi của mô hình blockchain gaming ở hiện tại

Khi thị trường blockchain gaming bị ảnh hưởng nhiều mặt tiêu cực khi các vấn đề nền kinh tế trong game không được giải quyết để các game thủ có khả năng tham gia vào blockchain gaming mà không bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Để giải quyết các vấn đề tồn đọng như:

  • Chất lượng không cao và hiệu ứng trong game trì độn.
  • Người chơi mới phải chịu đựng áp lực thanh khoản của người chơi trước.
  • Người chơi tập trung vào việc kiếm tiền mà quên đi bản chất của  game là để giải trí. Điều này có nghĩa là gamer chỉ tập trung chơi nhanh nhất để có thể exit khỏi game.
  • Mô hình kinh tế là không bền vững.
  • Các nhà phát triển tập trung sản xuất hàng loạt, không để ý đến chất lượng của game.
  • Các Investor không nhận lại giá trị tương ứng khi đầu tư vào dự án.

Vậy nên, các nhà đầu tư vào blockchain gaming đều nhận ra đây là lĩnh vực không lợi nhuận về lâu dài, không người chơi và không có thị trường.

Phân tích mô hình của Rune Seeker

Nhìn chung, mô hình kinh doanh có nét thiên về mô hình các công ty game truyền thống nhưng với việc áp dụng công nghệ blockchain như USP của dự án game này.

Ngoài ra, dự án còn đưa ra giải pháp chia doanh thu cho các nhà đầu tư Seed Round, khuyến khích họ tham gia staking và đồng hành với dự án. Đây là giải pháp hay mà các dự án GameFi 1.0 không có, giải pháp góp phần lớn vào việc giảm áp lực bán cho token RUNES.

Game Rune Seeker kiếm lợi nhuận từ 5 khía cạnh:

Lợi nhuận từ quảng cáo

Dự án Rune Seeker tạo một reward pool (hoặc là quỹ lợi nhuận) dành riêng cho nhà đầu tư. Quỹ lợi nhuận trích 80% tổng lợi nhuận từ doanh thu quảng cáo để trả cho các nhà đầu tư Seed Round tham gia Staking trong tháng. Còn 20% tổng doanh thu thì được dùng để phát triển. Với mô thức này, dự án hạn chế được áp lực bán token.



Với phương thức này, dựa trên những thống kê từ thị trường thì dự án Rune Seeker đưa ra dự đoán tương đối khách quan về doanh thu từ quảng cáo trong tương lai như sau:



Lợi nhuận từ In-app purchases

Ngoài lợi nhuận từ việc quảng cáo, Reward Pool sẽ nhận được 40% tổng doanh thu từ việc người chơi tiêu thụ sản phẩm trên App, tính luôn cả việc bán NFT.



Còn lại 60% tổng doanh thu thì 40% là dùng để phát triển và cung cấp các dịch vụ và 20% còn lại dùng để burn Token RUNES.

Doanh thu từ In-app Purchases khá giống với các game truyền thống khi người chơi mua Item được list trên cửa hàng. Ngoài ra, cơ chế Gacha được phát triển để kích thích người chơi có những nguồn tài nguyên hiếm.

Lợi nhuận từ NFT Marketplace

Phần lớn các blockchain gaming luôn có NFT Marketplace riêng, phần lợi nhuận chính đến từ các commision fee. Dự án Rune Seeker không ngoại lệ, dựa trên case study của Axie Infinity, dự án định ra cách thức phân bổ vốn như sau:

40% Lợi nhuận từ commision fee sẽ được phân bổ cho nhà đầu tư tham gia Staking.

40% Lợi nhuận phân bổ cho đội ngũ phát triển để mở rộng game.

20% Lợi nhuận dùng để đốt token.



Commision fee của NFT Marketplace được dự tính là 2% mỗi giao dịch.

Lợi nhuận từ Prediction

Thị trường Prediction là một thị trường tương đối tiềm năng nên dự án cũng có xu hướng phát triển trong game, để các game thủ tham gia quyết liệt hơn. Người chiến thắng nhận lấy 98% tổng số vốn đã đặt và 2% vốn đó được chia làm 2 phần:

80% của 2% được đốt đi để giảm nguồn cung Token RUNES.

20% của 2% được chuyển đến quỹ phát triển game.

Lợi nhuận từ hoạt động nâng cấp trải nghiệm của game

Ngoài ra, người chơi có thể tiêu hao tài nguyên trong game, dùng Token RUNES để nâng cấp và tiến hóa lãnh thổ để tăng sức mạnh và giá trị của họ. Điều quan trọng, nguồn tài nguyên và số lượng Token RUNES được dùng vào việc nâng cấp bị đốt viễn viễn như sự thay thế giá trị cho tài sản được nâng cấp.

Điều này tương tự với việc nâng cấp thời gian chờ trong game. Rune Seeker đưa ra cơ chế giống việc hồi năng lượng mà game truyền thống áp dụng và người chơi dùng Token RUNES để giảm thời gian đấy và tăng trải nghiệm game lên. Kết quả là lượng token RUNES này bị đốt đi 100%.

Tokenomics của dự án Rune Seeker

Token không lạm phát

Nhìn chung, dự án là dự án có token không bị lạm phát hoặc là hệ sinh thái có cơ chế giúp giảm phát token. Với cơ chế này, dự án mang lại nhiều lợi ích đặc biệt, giúp mang lại lợi ích cho cộng đồng và nhà đầu tư hơn.

Điều khác biệt so với các game blockchain hiện tại là Rune Seeker dùng công nghệ blockchain để hỗ trợ cho gameplay hơn là việc dùng gameplay để hỗ trợ token quản trị game.

Token RUNES của Rune Seeker có được nhiều công dụng hơn so với các token quản trị các blockchain gaming khác.

Phân phối token RUNES



Seed round 1: 8%

Seed round 2: 26%

Thanh khoản: 5%

Private: 0%

Public round: 6%

Đội ngũ phát triển: 13%

Cố vấn: 4%

Quỹ bền vững: 20% – khóa trong 24 tháng, mở khóa dần trong 24 tháng tiếp theo.

Quỹ cân bằng: 18% – dự kiến sẽ đốt hết

Lịch trả token

Trong 1,5 năm đầu tiên, 45% tổng số RUNES token được lưu hành trên thị trường và được phân phối hàng tháng. Trong đó, 40% đến từ các nhà đầu tư, những người đóng góp tài nguyên biến trò chơi này thành hiện thực, 5% bị khóa trong pool thanh khoản và dùng để list trên sàn CEX.



Trong 45% này, thời gian vesting được thay đổi linh hoạt trong từ 12 đến 24 tháng, đảm bảo nguồn cung phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của Rune Seeker.

Công dụng của token RUNES

Công dụng token RUNES



RUNES token được sử dụng để:

  • Trao đổi tất cả các tài nguyên trong Rune Seeker, các tài nguyên thiết yếu, Thẻ bài, Unit, Đất đai và Nhà.
  • Nâng cấp Unit.
  • Giảm thời gian chờ nâng cấp.
  • Tham gia sự kiện của Rune Seeker.
  • Bỏ phiếu ủng hộ hoặc phản đối những thay đổi.

Roadmap

Q2 - 2023

Testnet

Q3 - 2023

Khởi chạy và đạt 200.000 lượt download

Q3 + Q4 - 2023

Bổ sung chế độ chơi mới và tính năng cộng đồng in-game

Q4 - 2023

Đạt được 1 triệu lượt download

Q1 _ 2024

Tập trung marketing và mở rộng cộng đồng

Q2 - 2024

Đạt 2 triệu lượt download

Với mô hình như trên, Rune Seeker tạo ra mô hình kinh doanh bền vững để game phát triển. Điểm đặc biệt là khả năng mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư và các nhà phát triển. Bên cạnh đó, game thủ cũng không tốn chi phí ban đầu như những game blockchain khác. Game chỉ có doanh thu từ các nguồn chính để tăng trải nghiệm.

Vậy nên, Rune Seeker không tạo ra nhiều khó khăn khi game thủ tiếp cận và game thủ chỉ có việc trải nghiệm game. Ngoài ra, tất cả lợi nhuận sẽ được trả dưới dạng stablecoin nên không có quá nhiều áp lực xả token quản trị của dự án.

Tổng kết, game Rune Seeker sẽ phụ thuộc về khả năng tạo ra gameplay đủ hay thu hút người chơi. Nguồn người chơi của game càng lớn thì khả năng tạo ra lợi nhuận càng nhiều và mô hình sẽ không gây ra quá nhiều ảnh hưởng khi các early investor muốn bán token thì tất cả các token trong quỹ đó được phân phối lại cho các investor khác và cũng sẽ không bị đưa ra thị trường.

>> Xem thêm nội dung tương tự: Kiến thức tiền ảo